Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 11 tháng 08 năm 2024,
Phiên 22/8: VN-Index chính thức vượt mốc tâm lý 980 điểm
 
Áp lực bán ở một số mã ngân hàng lớn đã khiến VN-Index thoái lui, nhưng khi nhiều nhà đầu tư nghĩ đến phiên đảo chiều, thì chỉ số này lại vẫn giữ được sắc xanh nhạt, ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp nhờ sự hỗ trợ của VIC, GAS, MSN, BVH, HPG, HDB.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/8
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/8

Áp lực bán nhẹ từ cuối phiên sáng tiếp tục lan sang phiên chiều, khiến chỉ số mỗi lúc một đi xuống, nhưng như đã nói, áp lực này là không đáng kể, mặc dù các mã bị chốt lời tăng khá nhiều trên bảng điên tử, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Nhưng với việc các bluechip đứng khá vững và có xu hướng hãm dần đà giảm, cùng một số khác nới đà tăng nhẹ chống đỡ, đã giúp VN-Index kết thúc ngày hôm nay có được sắc xanh và chính thức vượt qua ngưỡng 980 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE có 152 mã tăng và 128 mã giảm, VN-Index tăng 2,94 điểm (+0,3%), lên 982,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 204,1 triệu đơn vị, giá trị 4.520,41 tỷ đồng, tăng nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 38,9 triệu đơn vị, giá trị 985,5 tỷ đồng, trong đó có hơn 23,16 triệu cổ phiếu SBT, giá trị 472 tỷ đồng.

Như đã nêu trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh hơn so với phiên sáng, với sắc đỏ từ VCB -1,3% xuống 61.900 đồng; CTG -0,9% xuống 26.250 đồng; BID -1,5% xuống 32.500 đồng; MBB -0,2% xuống 23.400 đồng; EIB -2,4% xuống 14.000 đồng.

Trong khi, TCB +0,6% lên 26.650 đồng; VPB đứng tham chiếu; HDB +1,4% lên 36.000 đồng; STB +2,2% lên 11.450 đồng; TPB +0,4% lên 26.350 đồng.

Khớp lệnh nhóm này cũng thuộc top cao nhất sàn, với STB có hơn 6,5 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên HOSE, CTG có 6,5 triệu đơn vị; MBB có 5,4 triệu đơn vị; BID có 4,3 triệu đơn vị; VPB có gần 3 triệu đơn vị; TCB và VCB có hơn 1,3 triệu đơn vị...

Nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đáng ghi nhận nỗ lực của VNM và SAB, sau phiên sáng giảm điểm đã vươn lên trong đợt ATC, nhưng khá đáng tiếc là cả 2 cũng chỉ dừng lại ở mức tham chiếu.

Còn lại, VIC gần như không đổi trong suốt cả phiên khi +0,5% lên 103.600 đồng, thì GAS và MSN nới rộng được đà tăng đôi chút so với phiên sáng. GAS +2,6% lên 100.000 đồng và MSN +1,9% lên 92.000 đồng.

Khá nhiều các mã thuộc nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sau phiên sáng được phủ sắc xanh thì phần lớn đã mất điểm trong phiên chiều như HAG, GEX, SCR, HQC, ITA, PVD, DXG, OGC, QCG, LDG, HHS... khớp lệnh từ hơn 700.000 đến 5,7 triệu đơn vị.

Trong khi đó, FLC đã bị đẩy lui về tham chiếu, đóng cửa tại 6.600 đồng và khớp lệnh vượt trội so với phần còn lại với hơn 20,22 triệu đơn vị.

Các mã tăng điểm là GTN, ASM, VND, KBC, HBC, AAA, PDR, IDI, DIG, HNG,, DLG, khớp từ hơn 1 triệu đến 5,1 triệu đơn vị.

Một số bluechip, cổ phiếu khác đáng chú ý có BVH +4,8% lên 87.500 đồng; GMD +4,5% lên 226.650 đồng; ROS +3,5% lên 42.900 đồng; PTB +3,8% lên 60.000 đồng; CMG +5,4% lên 24.450 đồng; C32 +4,7% lên 27.700 đồng... và các mã giảm sàn như PGD, TNI, TMT cùng VHC -4,4%; TGG -4,3%; VRC -3,4%...

Trên sàn HNX, tương tự trên HOSE khi áp lực bán ở cuối phiên đã lan sang phiên chiều, khiến dòng tiền đột ngột chậm lại, HNX-Index qua đó đóng cửa dưới mức tham chiếu, và với diễn biến tiếp tục là phân hóa cao.

Theo đó, SHB -1,2% xuống 8.500 đồng; PVS -0,5% xuống 19.800 đồng; ACB -0,3% xuống 37.800 đồng; SHS -1,3% xuống 14.700 đồng; PVI -0,3% xuống 29.300 đồng, cùng CEO, KLF, VC3 vẫn đứng tham chiếu.

Trái lại, HUT +1,9% sau 4 phiên liên tiếp đứng tham chiếu, lên 5.300 đồng; VGC +1,8% lên 16.900 đồng; VCG +1,2% lên 17.200 đồng; NVB +3,8% lên 8.100 đồng; VCS +3,6% lên 87.000 đồng; MBS +1,2% lên 16.200 đồng...

Khớp lệnh cao nhất sàn là SHB với hơn 7,2 triệu đơn vị; PVS có 5,1 triệu đơn vị; ACB có 4,5 triệu đơn vị; HUT có 2,1 triệu đơn vị; VCG và VGC có 1,5 – 1,8 triệu đơn vị.

Đóng cửa, sàn HNX có 69 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,03%), xuống 109,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 37,89 triệu đơn vị, giá trị 569,16 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% về khối lượng và chỉ 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 8,45 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, ngược với 2 sàn còn lại, UpCoM-Index lại diễn biến khá tốt trong phiên chiều, khi một số cổ phiếu lớn hồi phục, nhưng mức tăng không cao, và thiếu sự đồng thuận, qua đó UpCoM-Index cũng chỉ tăng nhẹ khi đóng cửa.

Các mã tăng điểm có LPB +2,2%; BSR +1,2%; OIL +0,7%; VEA +1,4%; DVN +2% và ART +8,1%.

Trong khi đó, HVN -1,5%; VGT -1%; QNS -0,5%; MSR -0,8%; KOS -2,7%, cùng những POW, ACV, VIB đứng giá tham chiếu.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,41%), lên 51,6 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,85 triệu đơn vị, giá trị 126,03 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,51 triệu đơn vị, giá trị 64,8 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Đãi sàn tìm cổ giá hấp dẫn
Với giới đầu tư chứng khoán, việc tìm kiếm những cổ phiếu cơ bản tốt, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư