Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 11 tháng 08 năm 2024,
Phiên 24/8: VN-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm sau 6 phiên liên tiếp
 
Mặc dù dòng tiền chảy khá mạnh giúp thị trường tiếp cận ngưỡng kháng cự 990 điểm, nhưng áp lực bán gia tăng và tập trung vào các cổ phiếu lớn khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 24/8
Diễn biến VN-Index phiên ngày 24/8

Sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu hàng đầu đã liên tiếp giúp thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, giao dịch có phần thận trọng hơn khi chỉ số chung của thị trường đang tiếp cận gần hơn với ngưỡng cản tâm lý 1000 điểm.

Trong phiên sáng cuối tuần, lần lượt các cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn đã chịu áp lực bán ra khá mạnh và dần đảo chiều giảm khiến thị trường quay đầu đi xuống. Dù có thời điểm VN-Index tiếp sát mốc tham chiếu nhưng lực đỡ chưa đủ mạnh trước gánh nặng đến từ các mã lớn như VNM, VIC, VCB, SAB, CTG… khiến chỉ số này chưa thể hồi phục.

Bước sang phiên chiều, đà tăng được nới rộng hơn ở các mã lớn ngành dầu khí và bất động sản, trong khi đó dòng bank cũng lấy lại thăng bằng, đã giúp thị trường le lói sắc xanh. Chỉ số VN-Index được kéo lên sát mốc 990 điểm sau hơn 30 phút giao dịch.

Mặc dù dòng tiền chảy khá mạnh nhưng ngay khi tiếp cận ngưỡng kháng cự mới, áp lực bán đã gia tăng khiến thị trường rung lắc và chỉ số VN-Index đã “trượt chân” trước sức ép đến từ các mã lớn như VNM, VIC, VHM, VCB.

Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,31 điểm (-0,03%) xuống 987,05 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 180 triệu đơn vị, giá trị 4.504,78 tỷ đồng, tăng 22,57% về lượng và 28,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 25,54 triệu đơn vị, giá trị 833,88 tỷ đồng. Trong đó, GEX thỏa thuận 12,8 triệu đơn vị, giá trị 377,6 tỷ đồng.

Trái với phiên hôm qua, phần lớn các cổ phiếu dẫn đầu vốn hóa thị trường đều giao dịch thiếu tích cực dù đà giảm không quá sâu. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ Vingroup chỉ có VRE nhích nhẹ 1 bước giá, còn VIC và VHM đều nới rộng biên độ giảm lần lượt 0,57% và 0,2% xuống 104.000 đồng/CP và 111.700 đồng/CP.

Các mã khác như VNM giảm 0,67% xuống mức thấp nhất ngày 162.200 đồng/CP, VCB giảm 0,96% xuống 62.000 đồng/CP.

Trong nhóm ngân hàng, một số cổ phiếu đã lấy lại cân bằng hoặc hồi phục như CTG đứng giá tham chiếu, MBB tăng nhẹ 0,21% lên 23.500 đồng/CP, HDB tăng 0,28% lên 36.000 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục củng cố đà tăng, cụ thể GAS tăng 1,1% lên mức 101.500 đồng/CP, PLX tăng 3,19% lên 68.000 đồng/CP; PVD tăng 4,1% lên 15.400 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, nhiều mã vẫn giao dịch khá tốt như FLC tăng nhẹ với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường với 11,13 triệu đơn vị được chuyển nhượng; SCR tăng 2,67% lên 9.600 đồng/CP và khớp 5,51 triệu đơn vị; NVL tăng 1,56% lên 65.000 đồng/CP; CTD tăng 3,2% lên mức cao nhất ngày 160.000 đồng/CP, DIG, QCG, FCN… cũng đều kết phiên trong sắc xanh.

Trên sàn HNX, đà tăng tiếp tục được nới rộng nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn cùng dòng tiền sôi động.

Kết phiên, HNX-Index tăng 1,1 điểm (+1%) lên mức 111,62 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 45 triệu đơn vị, giá trị 766,86 tỷ đồng, tăng gần 40% về lượng và gần 80% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp thêm 295.114 đơn vị, giá trị gần 4 tỷ đồng.

Các cổ phiếu bất động sản cũng là điểm sáng trên sàn với CEO tăng 8,51% lên sát trần 15.300 đồng/CP và khớp 3,92 triệu đơn vị; HUT tăng 1,89% lên 5.400 đồng/CP và khớp 1,4 triệu đơn vị; VCG tăng 5,11% lên 18.500 đồng/CP và khớp 2,3 triệu đơn vị; VGC tăng 0,58% lên 17.300 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị…

Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí PVS vẫn giao dịch mạnh với khối lượng khớp lớn nhất sàn đạt 7,86 triệu đơn vị và được khối ngoại mua ròng gần 1,2 triệu đơn vị. Đóng cửa, PVS tăng gần 3% lên 20.700 đồng/CP. Ngoài ra, các cổ phiếu khác họ P như PVI, PVG, PVB cũng giao dịch trên mốc tham chiếu.

Góp công lớn giúp thị trường bật cao phải kể đến cổ phiếu ngân hàng ACB. Trong khi dòng bank đang lình xình và phân hóa nhẹ thì ACB lại giao dịch khá nổi bật với thông tin phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017. Đóng cửa, ACB tăng 1,6% lên mức 38.800 đồng/CP với khối lượng khớp 7,61 triệu đơn vị.

Theo thông báo mới đây. ACB dự kiến sẽ phát hành hơn 162,67 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 15%, tức cổ đông nắm giữ 10 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận 1,5 cổ phiếu phát hành thêm. Thời điểm chốt danh sách cổ đông là ngày 7/9.

Trên sàn UPCoM, trái với diễn biến giằng co mạnh trong phiên sáng, sang phiên chiều, sau 20 phút lình xình dưới mốc tham chiếu thị trường đã bật tăng và duy trì sắc xanh đến hết phiên giao dịch.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,34%) lên mức 51,59 điểm với tổng khối lượng giao dịch hơn 8 triệu đơn vị, giá trị 102,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 4,7 triệu đơn vị, giá trị 239,88 tỷ đồng.

Thị trường hồi phục thành công nhờ công lớn ở một số mã như VEA tăng hơn 1% lên 30.100 đồng/CP, ACV tăng 1,67% lên 85.100 đồng/CP, MSR tăng 1,12% lên 26.900 đồng/CP, MCH tăng 1,43% lên 99.000 đồng/CP, LPB tăng hơn 1% lên 9.500 đồng/CP…

Trong khi đó, BSR chưa thoát khỏi sắc đỏ khi giảm 1,19% xuống 16.600 đồng/CP và là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 1,28 triệu đơn vị được giao dịch. Tiếp đó, HVN có khối lượng giao dịch đạt 949.900 đơn vị.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV có CEO mới
Ông Vũ Thế Phiệt, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tổng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư