-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Ông Vũ Thế Phiệt (bên phải) nhận chứng chỉ "Sân bay cải thiện nhất thế giới" năm 2016 do Skytrax trao tặng |
Chiều nay, HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã bầu ông Vũ Thế Phiệt, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chấp thuận để Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) biểu quyết tại cuộc họp HĐQT Tổng công ty về việc bổ nhiệm ông Vũ Thế Phiệt, người đại diện phần vốn Nhà nước, thành viên HĐQT Tổng công ty, giữ chức Tổng giám đốc ACV.
Ông Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973, là thạc sỹ quản trị kinh doanh, cử nhân toán tin. Trước khi là Thành viên HĐQT (24/7/2018), Phó Tổng giám đốc ACV (24/1/2017), ông Phiệt là Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Nội Bài (4/2012).
Trong giai đoạn ông Phiệt đảm nhiệm vai trò người đứng đầu tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng này đã có bước phát triển mạnh mẽ, chất lượng phục vụ hành khách được nâng cao, đưa vào khai thác có hiệu quả, vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm, đặc biệt là Dự án đầu tư xây dựng nhà gà hành khách quốc tế T2 Cảng HKQT Nội Bài. Từ chỗ là một trong những sân bay bị đánh giá kém nhất trên thế giới, năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã vươn lên xếp vị trí thứ 28 trong Top 30 sân bay tốt nhất châu Á.
Năm 2016, Cảng HKQT Nội Bài được Skytrax trao tặng danh hiệu “Sân bay cải thiện nhất thế giới”. Năm 2017, lần thứ ba liên tiếp, Cảng HKQT Nội Bài được Skytrax vinh danh trong Top 100 sân bay tốt nhất thế giới.
ACV là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.
ACV có vốn điều lệ 21.771.732.360.000 đồng (Hai mươi mốt nghìn bảy trăm bảy mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng), tương ứng 2.177.173.236 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%
ACV là công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015. ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 9 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa.
Nhiệm vụ của CEO mới của ACV là phải triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển trong giai đoạn 2018 -2025, dự kiến tổng đầu tư 78.000 tỷ đồng, trong đó, 57.000 tỷ đồng để phát triển nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng mang tầm quốc gia. Mục tiêu là, đến năm 2025, tổng sản lượng hành khách qua các sân bay do ACV quản lý ước đạt 185 triệu khách /năm (chưa tính sân bay Long Thành), xây mới 16 nhà ga hành khách, cải tạo nâng cấp 6 nhà ga.
Việc đầu tư đi trước một bước này sẽ tránh giúp ACV tránh việc phải “giải cứu” như ở Tân Sơn Nhất hiện nay. ACV đặc biệt ưu tiên đầu tư ở Phú Quốc điểm đến được dự báo tăng trưởng cao về lượng hành khách. Khoản đầu tư lớn tiếp theo là 21.000 tỷ đồng cho khu bay gồm đường cất hạ cánh và đường lăn mà Tổng công ty sắp được giao quản lý. ACV cho biết là sẽ tự cân đối nguồn vốn đầu tư 78.000 tỷ đồng này trong giai đoạn 7 năm này mà không phải vay. Riêng về dự án Sân bay Long Thành, nếu ACV được giao làm chủ đầu tư 3 hạng mục chính, thì sẽ sử dụng 40% vốn tự có, còn lại là vốn vay.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025