-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
Diễn biến VN-Index phiên ngày 25/1/2019 |
Phiên cuối tuần ngày 25/1 dường như đã phản ánh toàn bộ bức tranh diễn biến giao dịch trong tuần này với sự biến động giằng co của các chỉ số cùng thanh khoản khá hạn chế.
Cụ thể, bước vào phiên giao dịch cuối tuần, nhóm cổ phiếu bluechip đã kéo VN-Index vượt qua mốc 910 điểm, tuy nhiên nỗ lực nắm giữ ngưỡng kháng cự này bất thành, thị trường dần “đuối sức” và trong hơn nửa cuối phiên sáng chỉ còn giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu. Chỉ số VN-Index liên tục đổi sắc trong gần 1h30 phút và kém may mắn khi tạm chốt phiên trong sắc đỏ.
Sang phiên giao dịch chiều, diễn biến thị trường không có gì biến động. Thanh khoản vẫn khá nhúc nhắc và sự phân hóa của nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục khiến VN-Index giằng co.
Liên tục lên xuống, liên tục đổi sắc, tuy nhiên kết phiên có phần may mắn hơn phiên sáng khi sắc xanh nhạt đã quay trở lại.
Đóng cửa, sàn HOSE có 134 mã tăng và 155 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,09 điểm (+0,01%) lên 908,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 117,59 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 2.671,43 tỷ đồng, tăng 6,62% về khối lượng và đạt xấp xỉ giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,72 triệu đơn vị, giá trị 732,18 tỷ đồng, trong đó BWE thỏa thuận 2,85 triệu đơn vị, giá trị 64,41 tỷ đồng; DHG thỏa thuận hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 89,25 tỷ đồng; NLG thỏa thuận 3,8 triệu đơn vị, giá trị 96,9 tỷ đồng…
Trong khi đó, sàn HNX có diễn biến trái ngược sàn HOSE khi quay đầu giảm và kết phiên trong sắc đỏ.
Cụ thể, HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%) xuống 102,74 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 18,76 triệu đơn vị, giá trị 220,11 tỷ đồng, giảm 33,64% về lượng và 41,77% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 10 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn khá phân hóa. Bên cạnh VCB và STB duy trì đà tăng nhẹ, CTG có phần nới rộng đà giảm 1,2% xuống mức 20.200 đồng/CP, BID cũng đảo chiều giảm 1,4% xuống 32.050 đồng/CP, MBB, VPB cũng giảm nhẹ; còn TCB và HDB đứng giá tham chiếu. Trong đó, STB vẫn dẫn đầu thanh khoản với 6,42 triệu đơn vị được khớp lệnh, tiếp theo đó là CTG khớp gần 6 triệu đơn vị.
Sau công bố báo cáo tài chính năm 2018 với doanh thu hoạt động kinh doanh chính tăng 49% và đạt 112% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 5.830 tỷ đồng, cổ phiếu VJC đã liên tục được kéo lên cao. Trong phiên hôm nay, VJC đã tăng 3,8% và đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày 122.500 đồng/CP.
Bên cạnh đó, thị trường còn nhận được lực đỡ từ các mã lớn khác như VNM, VIC, MSN, PLX dù đà tăng còn khá hạn chế.
Trái lại, sau khi được vào rổ VN30 (từ ngày 21/1), cổ phiếu VHM vẫn chưa tìm lại được đà tăng và vẫn là lực cản chính của thị trường. Với mức giảm 1%, cổ phiếu VHM đóng cửa tại mức giá 78.000 đồng/CP. Ngoài ra, GAS, HPG, NVL, MWG, ROS cũng góp phần cản trở thị trường.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC những tưởng đã hồi phục nhưng áp lực bán trở lại khiến cổ phiếu này tiếp tục xác lập phiên giảm thứ 6 liên tiếp. Kết phiên, FLC giảm 1% xuống 5.180 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 3,87 triệu đơn vị, chỉ đứng sau cặp đôi ngân hàng STB và CTG về thanh khoản.
Trên sàn HNX, một số mã lớn đã không giữ được sắc xanh hỗ trợ thị trường mà quay lại mốc tham chiếu như ACB, NTP, PVS.
Trong khi đó, các mã ở nhóm bất động sản như VGC, HUT, CEO… giảm điểm.
Còn VCS, PVI vẫn duy trì đà tăng nhẹ, tích cực hơn là VCG tăng % lên 24.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt lên vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX, đạt 2,52 triệu đơn vị.
Cổ phiếu mới SHE đã có phiên chào sàn không mấy thành công khi giảm 16%, kết phiên tại mức giá 16.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 57.300 đơn vị.
Trên UPCoM, đà giảm duy trì trong suốt cả phiên chiều.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%) xuống 53,72 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 5,55 triệu đơn vị, giá trị 109,54 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,66 triệu đơn vị, giá trị 86,25 tỷ đồng.
Cổ phiếu LPB vẫn đứng tại mốc tham chiếu 8.600 đồng/CP và duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 732.400 đơn vị.
Cặp đôi lớn ngành hàng diễn biến trái chiều, trong khi ACV tiếp tục tăng 1,9% lên 85.000 đồng/CP thì HVN đảo chiều giảm 1,1% sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó, xuống mức 37.200 đồng/CP.
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”