
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
TIN LIÊN QUAN | |
Ẩn số cổ phiếu FCN sau cú bắt tay FPT | |
Chờ lời hứa biến thành hành động | |
Công ty chứng khoán: Bắt tay hay là chết? | |
Vì sao Vinatex lùi thời điểm IPO? |
Đúng như nhận định của hầu hết các công ty chứng khoán, chỉ số VN-Index đang tiếp cận những vùng kháng cự mạnh và khả năng rung lắc mạnh là tương đối cao. Vì vậy, phiên cuối tuần ngày 25/7 là phiên điều chỉnh để phân phối lại cũng là một điều tất yếu.
Sự trở lại của nhóm cổ phiếu VN30 cũng như con ngựa bất kham FLC dần lắng xuống, thị trường giao dịch trong phiên chiều cuối tuần thiếu động lực để bứt phá.
Áp lực đẩy bán xuất hiện ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều nhưng sau đó lực cầu bật tăng giúp chỉ số VN-Index hồi lại và tiến gần mốc 606 điểm. Tuy nhiên, tiếp tục đợt kéo xả và lần này lực xả mạnh hơn khiến bảng điện tử nhuốm đỏ. Hầu hết các cổ phiếu, trong đó khá nhiều bluechip quay đầu giảm điểm khiến chỉ số VN-Index lùi về gần sát mốc 600 điểm.
Đóng cửa, trên sàn HOSE có 77 mã tăng, 166 mã giảm và 41 mã đứng giá, chỉ số VN-Index giảm 1,92 điểm (-0,32%) xuống 600,14 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 99,97 triệu đơn vị, trị giá 1.680,38 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 5,7 triệu đơn vị, trị giá 72,11 tỷ đồng. Ngoài SEC thỏa thuận 2,5 triệu đơn vị, trị giá 30 tỷ đồng, phiên chiều còn có LSS thỏa thuận 2,14 triệu đơn vị, trị giá 25,65 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index ngày 25/7
HNX-Index giảm 0,99 điểm (-1,23%) xuống 79,43 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 40,95 triệu đơn vị, trị giá 521,05 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 2,8 triệu đơn vị, trị giá 36,12 tỷ đồng.
Diễn biến HNX-Index ngày 25/7
Nhóm VN30 có tới 23 mã giảm và chỉ 4 mã tăng khiến chỉ số VN30-Index giảm 4,68 điểm (-0,72%) xuống 641,96 điểm. Còn HNX30-Index giảm 3,44 điểm (-2,12%) xuống 159,09 điểm với 25 mã giảm và chỉ 2 mã tăng.
Trong phiên cuối tuần này, VIC khá ấn tượng bởi khi thị trường lần lượt lao dốc thì VIC vẫn tiếp tục tăng. Đóng cửa, VIC tăng 2.500 đồng (+3,42%) lên 73.000 đồng/CP và thanh khoản khá cao đạt 1,33 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác trong nhóm VN30 cùng giữ được sắc xanh gồm GMD tăng 600 đồng (+1,71), BVH tăng 200 đồng (+0,47%), HAG tăng 100 đồng (+0,4%). Tuy nhiên, đà giảm mạnh của các cổ phiếu khác gồm FPT, HPG và VNM cùng giảm 1.000 đồng, CSM giảm 1.400 đồng, DRC và MSN cùng giảm 1.500 đồng, PVD giảm 2.000 đồng/CP cùng nhiều cổ phiếu giao dịch trong sắc đỏ là lực cản khiến chỉ số VN-Index suy giảm trong phiên chiều. Đáng chú ý có PGD giảm sàn 2.600 đồng (-7,47%) xuống 34.800 đồng/CP.
Dòng tiền rót vào các cổ phiếu bluechip khá mạnh. Trong đó, HAG khớp hơn 5 triệu đơn vị, SSI đạt hơn 2,7 triệu đơn vị, IJC đạt hơn 2 triệu đơn vị và các cổ phiếu CII, FPT, PET, PVT, VIC cùng chuyển nhượng thành công hơn 1 triệu đơn vị.
Trái ngược với các bluechip, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần FLC đã lấy lại được sắc xanh với mức tăng khá nhẹ 100 đồng lên 12.600 đồng/CP và thanh khoản vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường đạt 13,4 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác cùng nhóm bất động sản cũng giao dịch sôi động hơn như HQC chuyển nhượng được hơn 3,88 triệu đơn vị, HAR đạt 1,33 triệu đơn vị, ITA hơn 3,12 triệu đơn vị…
Các cổ phiếu dầu khí không còn giữ mức trần và thế chân vào đó là những cái tên bé nhỏ khá mới như CCI, SGT, LGL, TS4…
Trên sàn HNX, hầu hết các trụ cột chính như PVX, SCR, SHB, VCG đều giảm điểm khá mạnh. Trong đó, PVS giảm 1.000 đồng (3,03%), VCG giảm 600 đồng (-4,41%), SCR giảm 300 đồng (-3,53%), FIT giảm 500 đồng (-3,52%), KLS giảm 300 đồng (-2,63%), SHB và ACB cùng giảm 100 đồng/CP…
Thanh khoản trên sàn HNX vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechip. PVX vẫn là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn với hơn 3,98 triệu đơn vị được chuyển nhượng và đứng giá tham chiếu 4.400 đồng/CP. Trong khi đó, thanh khoản của SCR cũng xấp xỉ PVX với khối lượng khớp lệnh đạt 3,97 triệu đơn vị.
Sắp ban hành cơ chế thoái vốn dưới mệnh giá Những khó khăn, vướng mắc trong thoái vốn ngoài ngành, theo đại diện Bộ Tài chính, sắp được tháo gỡ, khi cơ chế thoái vốn đầu tư ngoài ngành dưới mệnh giá được Chính phủ ban hành trong tháng 7 này. |
Thanh Thuý (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang