Tuy nhiên, một thông tin khác là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức nâng lãi suất USD thêm 0,25 điểm phần trăm đã kéo VN-Index trở lại mặt đất. Dẫu vậy, VN-Index vẫn kết thúc phiên sáng với mức tăng khá nhờ sự ổn định của nhóm cổ phiếu bluechips.

Bước vào phiên chiều, VN-Index giao dịch tích cực trở lại, có thời điểm đã leo lên gần mốc 1.018 điểm. Tại vùng giá cao, áp lực bán bắt đầu gia tăng, nhất là tại nhóm cổ phiếu trụ đỡ thị trường là các bluechips.

Dẫu vậy, đà tăng của VN-Index vẫn được duy trì khá vững khi dòng tiền được luân chuyển đều sang các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Theo đó, VN-Index tăng ổn định ở vùng giá 1.015 điểm cho đến khi kết thúc phiên, tương ứng mức tăng gần 6 điểm.

Đóng cửa, với 174 mã tăng và 120 mã giảm, VN-Index tăng 3,81 điểm (+0,38%), lên 1.013,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 207,8 triệu đơn vị, giá trị gần 5.014 tỷ đồng, giảm 20% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 26/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 771 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 27/9
Diễn biến VN-Index phiên 27/9

VNM và VHM là 2 mã đóng góp nhiều nhất vào đà tăng chung của chỉ số. VNM +1,5% lên 138.500 đồng. VHM +2,1% lên 104.000 đồng.

Ngoài ra, VN-Index còn nhận được sự ủng hộ của nhiều mã lớn khác như TCB, SAB, CTD, MWG, DHG, NVL, HPG, SSI... Trong đó, HPG +1,3% lên 41.550 đồng và khớp 5,99 triệu đơn vị; SSI +2,1% lên 104.000 đồng và khớp 4,3 triệu đơn vị...

VHM tăng tích cực phiên này sau thông tin chốt danh sách để trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000:250. VRE cũng được "thơm lây" khi tăng 0,6% lên 41.00 đồng và khớp tới 3,6 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của VRE. VHM khớp 0,5 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, VIC lại giảm 0,4% về 98.600 đồng, cùng với MSN và VCB, CTG, BID tạo sức ì khá lớn lên VN-Index.

Nhóm ngân hàng phiên này chỉ TCB và VPB là tăng điểm, còn lại đa phần là giảm. Dẫu vậy, đây vẫn là một trong những nhóm cổ phiếu hút mạnh nhất dòng tiền. Ngoại trừ EIB và TPB, lượng khớp của các mã ngân hàng khác dao động từ 1-5 triệu đơn vị.

Như đã nói ở trên, dòng tiền được luân chuyển đều giữa các nhóm cổ phiếu. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu thị trường hút mạnh dòng tiền, tiêu là các mã như ASM, IDI, FLC, OGC, SCR, GTN, HQC, AMD...

Trong đó, ASM khớp hơn 8,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn và tăng 0,8% lên 13.150 đồng. IDI và FLC cùng khớp trên 6 triệu đơn vị, nhưng IDI tăng 1,8% lên 13.800 đồng, còn FLC giảm 0,2% về 6.170 đồng... Dù hút tiền, nhưng sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu này.

Đáng chú ý, PVD tăng trần lên 20.900 đồng (+6,9%) và khớp 5,8 triệu đơn vị. Hiện PVD đang ở vùng giá cũng như thanh khoản cao nhất trong 6 tháng qua.

Tương tự, TNT và HVG cũng tăng trần lên 2.410 đồng và 6.430 đồng. 10 phiên gần nhất TNT có tới 7 phiên tăng trần, còn HVG có được 4 phiên trần trong chuỗi 8 phiên tăng.

Trên sàn HNX, diễn biến co giật mạnh và nhiều thời điểm HNX-Index đã lùi qua tham chiếu. Dẫu vậy, với sự ổn định của nhóm cổ phiếu trụ như dầu khí, chứng khoán, bất động sản - xây dựng, chỉ số sàn này vẫn giữ được sắc xanh.

Đóng cửa, với 91 mã tăng và 78 mã giảm, HNX-Index tăng 0,5 điểm (+0,44%) lên 116,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 58,78 triệu đơn vị, giá trị 801 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên 26/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,5 tỷ đồng.

Ở nhóm dầu khí, PVS và PVC đều tăng tích cực. PVS +3% lên 23.900 đồng và khớp 6,58 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sàn HNX.

Ở nhóm ngân hàng, SHB khớp hơn 19 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, tăng 2,3% lên 9.000 đồng. NVB cũng tăng 1,1% lên 9.000 đồng và khớp 1,5 triệu đơn vị. Trong khi đó, ACB đứng giá 33.900 đồng, khớp lệnh 2,94 triệu đơn vị.

Sắc xanh cũng xuất hiện ở nhóm bất động sản - xây dựng, chứng khoán với HUT, VCG, VC3, NDN, L14, SHS, BVS...

Nhiều mã thị giá nhỏ tăng trần như DS3, DPS, BCC, PVV, MPT, NHP... Ngược lại, các mã MBG, FID, SDD, VIG... giảm sàn.

Trên sàn UPCoM, phần lớn thời gian giao dịch diễn ra trong sắc đỏ, song vẫn tăng điểm về cuối phiên.

Đóng cửa, với 104 mã tăng và 62 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,27%) lên 54,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 21,45 triệu đơn vị, giá trị 401 tỷ đồng, giảm 20% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên 26/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.

Cũng giống như 2 sàn niêm yết, nhóm dầu khí trên UPCoM cũng tăng điểm. BSR +1% lên 20.900 đồng, POW +1,2% lên 16.200 đồng. BSR khớp 4,4 triệu đơn vị, dẫn dầu sàn. Tiếp theo là POW với 2,09 triệu đơn vị. OIL khớp 2,05 triệu đơn vị, nhưng giảm 0,6% về 17.000 đồng.

Trong số, 4 mã khớp hơn 1 triệu đơn vị còn lại, SBS tăng trần lên 2.300 đồng, LPP và VGT đứng giá, còn HVN giảm 1% về 40.700 đồng.