-
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025
Diễn biến VN-Index phiên ngày 31/8 |
Mặc dù diễn biến thị trường khá rung lắc đầu phiên nhưng sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu bluechip với sự trở lại khá tích cực của các mã trụ cột ngân hàng đã hỗ trợ giúp VN-Index duy trì đà tăng điểm trong suốt phiên sáng và vượt qua thử thách tại ngưỡng hỗ trợ 780 điểm.
Mặc dù vậy, trong diễn biến phiên chiều nay, dòng tiền mua vào cổ phiếu dòng bank vẫn duy trì. Đà tăng mạnh ở nhóm VN30, và đặc biệt là sự thăng hoa của BID cùng với và việc đảo chiều tăng khá tốt của mã lớn SAB, đã kéo VN-Index lên cao, tiếp tục chinh phục mốc 785 điểm.
Sau diễn biến giằng co và không thể chạm mốc tham chiếu trong phiên sáng, SAB đã nhanh chóng hồi phục trong phiên chiều và tăng tốc dần. Sau khoảng 90 phút giao dịch, SAB leo lên mức 255.300 đồng/CP, tăng 2,12%.
Tuy nhiên, sau khi chạm mức đỉnh này, SAB đã thu hẹp đà tăng đáng kể và lùi về gần mốc tham chiếu. Chính vì vậy, thị trường đã đột ngột hạ độ cao trong đợt khớp ATC và lỗi hẹn với mốc 785 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8.
Đóng cửa, VN-Index tăng 4,11 điểm (+0,53%) lên 782,76 điểm với khối lượng giao dịch đạt 211,5 triệu đơn vị, giá trị 4.222,73 tỷ đồng, tăng 4,11% về lượng và 19,49% về giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 20 triệu đơn vị, giá trị 491,35 tỷ đồng, trong đó ngoài thỏa thuận 10 triệu cổ phiếu EIB trong phiên sáng còn có thêm sự góp mặt của 1,42 triệu cổ phiếu PLP, giá trị 34,67 tỷ đồng.
Sau gần 1 tuần giảm điểm, BID đã đảo chiều và hồi phục nhẹ trong phiên sáng. Đà tăng tiếp tục được nới rộng và bứt mạnh trong phiên chiều giúp BID bùng nổ cả về giá và thanh khoản.
Hiện BID tăng 7% lên mức giá trần 20.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 5,42 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 0,3 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, các mã khác trong nhóm ngân hàng cũng tăng tốc và giao dịch sôi động như CTG tăng 3% và khớp 2,38 triệu đơn vị, VCB tăng 0,9% và khớp hơn 0,7 triệu đơn vị, MBB tăng 2,4% và khớp 6,77 triệu đơn vị, STB cũng đảo chiều tăng tích cực 2,6% và khớp 2,6 triệu đơn vị.
Các mã vốn hóa lớn trên thị trường cũng có diễn biến tích cực hơn trong phiên chiều như VNM tăng 0,27%, SAB tăng 0,4%, MSN tăng 1,5%, ROS tăng 1,83%...
Trong nhóm cổ phiếu bất động sản, VIC sau khi lập mức giá cao nhất lịch sử trong phiên sáng đã dần đuối sức và quay đầu giảm điểm về cuối phiên chiều, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng mạnh liên tiếp trước đó. Kết phiên, VIC giảm 0,4% xuống mức 49.000 đồng/CP với khối lượng khớp 1,46 triệu đơn vị.
Cổ phiếu thị trường FLC tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu. Với mức giảm 4,16%, FLC kết phiên tại mức giá 7.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vẫn dẫn đầu thị trường đạt 34,29 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, dòng tiền hoạt động sôi động với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu HNX30 giúp thị trường tăng ổn định trong phiên chiều.
Kết phiên, HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,53%) lên 103,38 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 66,6 triệu đơn vị, giá trị 848,32 tỷ đồng, tăng 39,27% về lượng và 46,51% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,15 triệu đơn vị, giá trị 14,21 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 có 11 mã tăng và chỉ 3 mã giảm, HNX30-Index tăng 2,06 điểm (+1,09%) lên 191,85 điểm.
Trong đó, ACB tăng 0,7% lên mức 28.700 đồng/CP với khối lượng khớp 2,32 triệu đơn vị; còn SHB tăng 2,6% lên mức 7.900 đồng/CP và khớp 7,63 triệu đơn vị.
Cổ phiếu OCH dù đã thu hẹp đà tăng đáng kể với mức tăng 2,6% nhưng giao dịch tăng vọt với khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 20 triệu đơn vị, chỉ đứng sau cổ phiếu vua thanh khoản FLC.
Trên sàn UPCoM, mặc dù trong suốt gần hết thời gian giao dịch đều đứng dưới mốc tham chiếu nhưng chỉ số sàn đã may mắn thoát hiểm và hồi phục nhẹ trong những phút cuối phiên.
Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (+0,21%) lên 54,47 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 6,98 triệu đơn vị, giá trị 123,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,7 triệu đơn vị, giá trị 30,33 tỷ đồng.
ART đã dành lại vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM với khối lượng giao dịch đạt 1,67 triệu đơn vị và đóng cửa mức giá 22.600 đồng/CP, tiếp tục giảm sâu 13,4%.
Đứng ở vị trí tiếp theo, GEX giảm 0,5% xuống mức giá 19.400 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 1,17 triệu đơn vị. Còn lại các mã đều có khối lượng giao dịch dưới 1 triệu đơn vị.
-
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green