
-
Lợi nhuận ròng năm 2022 của Gemadept tăng 63%, lên mức 995 tỷ đồng
-
Đúng như dự đoán, lợi nhuận MWG năm 2022 "đi lùi", đạt 4.100 tỷ đồng
-
Điện Gia Lai: Ghi nhận lợi nhuận trước thuế 407 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kinh doanh 2022
-
Hồi phục cuối phiên, VN-Index bật tăng gần 9 điểm
-
Ngành chứng khoán 2023: Trọng tâm là hoàn thiện hệ thống KRX và kiện toàn nhân sự -
VN-Index dứt chuỗi tăng, cổ phiếu ngân hàng "dìm" thị trường
TIN LIÊN QUAN | |
Cảng Hải Phòng chào bán thỏa thuận 30 triệu cổ phần | |
5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/6 | |
Land Sài Gòn chào bán thành công 20,7 triệu cổ phần | |
Cotecland ế 18,85 triệu cổ phiếu |
Bước vào phiên giao dịch chiều, một lần nữa, VN-Index lại thử sức với ngưỡng cản 560 điểm đã để mất trong phiên đầu tuần. Tuy nhiên, cũng giống như phiên sáng, do thiếu sự hỗ trợ cần thiết của dòng tiền, nên chỉ số này tiếp tục thất bại.
Dòng tiền chảy vào thị trường trong phiên hôm này khá dè dặt, bất chấp thông tin kinh tế được công bố vẫn khá tích cực.
Trong cuộc họp báo chiều qua, Bộ Công thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2014 tăng 2% so với tháng 4/2014 và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 ước đạt 12 tỷ USD, dù giảm 8,2% so với tháng 4, song vẫn tăng 3,5% so với tháng 5 năm 2015.
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 58,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2013, tương đương mức tăng 7,8 tỷ USD. Trong tháng 5, cả nước nhập siêu khoảng 400 triệu USD, bằng 3,3% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng, cả nước vẫn xuất siêu nhẹ 1,65 triệu USD.
Trước đó, trong ngày thứ Hai, HSBC đã công bố chỉ số PMI tháng 5 với mức 52,5, dù giảm so với mức 53,1 của tháng 4, nhưng vẫn trên mức 50, cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt.
Trở lại với phiên giao dịch chiều nay, diễn biến trong phiên giao dịch chiều không có điểm nhấn, vẫn là sự thận trọng của cả 2 bên. Trong khi bên nắm giữ tiền mặt khá dè dặt, thì bên nắm giữ cổ phiếu cũng đã tiết cung giá thấp, khiến thanh khoản không cải thiện và VN-Index chỉ lình xình dưới mốc 560 điểm. Trong phiên hôm nay, chỉ số này đã 2 lần thử sức lấy lại mốc này những đều thất bại do thiếu sự hỗ trợ của dòng tiền.
Kết thúc phiên 3/6, VN-Index tăng 1,96 điểm (+0,35%), lên 558,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch 58,64 triệu đơn vị, giá trị 894,58 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đã đóng góp hơn 4,8 triệu đơn vị, giá trị 107,78 tỷ đồng. VN30-Index tăng 1,5 điểm (+0,25%), lên 612,49 điểm.
![]() | ||
VN-Index ngày 3/6 |
HNX-Index tăng 0,16 điểm (+0,21%), lên 74,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch 37 triệu đơn vị, giá trị 345,4 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 1,57 triệu đơn vị, giá trị 15,93 tỷ đồng. HNX30-Index tăng 0,6 điểm (+0,4%), lên 149,24 điểm.
![]() | ||
HNX-Index ngày 3/6 |
FLC đã quay đầu giảm giá 100 đồng, xuống 10.500 đồng với 10,55 triệu đơn vị được khớp. Trong khi HQC lại leo lên mức cao nhất ngày 6.700 đồng với hơn 2,5 triệu đơn vị. ITA và IJC thu hẹp đà tăng, chỉ còn mức tăng 100-200 đồng. LCG cũng đã mất mức giá trần, đóng cửa ở mức 6.600 đồng, tăng 200 đồng (+3,13%) với 3,56 triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, chỉ số vẫn nhận được sự hỗ trợ của MSN và GAS, trong khi VCB, VIC giảm nhẹ và VNM đứng ở mức tham chiếu. STB vẫn duy trì đà tăng khá với sự hỗ trợ của cầu ngoại.
Trên HNX, KLF vẫn là mã gây chú ý nhất khi đứng đầu về thanh khoản với hơn 6,6 triệu đơn vị được khớp, chốt phiên ngày 3/6 tăng 600 đồng, thấp hơn 100 đồng so với cuối phiên sáng. Việc KLF leo lên vị trí dẫn đầu về thanh khoản trên HNX là do các mã dẫn dắt như PVX, KLS, SCR, SHB “tự đánh mất phong độ” khi khi chỉ được khớp trên dưới 3 triệu đơn vị. Các mã này vẫn chỉ lình xình quanh tham chiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh trên 2 sàn. Trong đó, mua ròng hơn 5,78 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 141,84 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 647.000 đơn vị, giá trị 10,8 tỷ đồng trên HNX. Như vậy, khối này mua ròng hơn 6,3 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 152,64 tỷ đồng trong phiên hôm nay trên cả 2 sàn.
Thị trường vượt ngưỡng cản tâm lý "Sell in May" Thị trường chứng khoán hồi phục tuần thứ 2 liên tiếp, giúp các nhà đầu tư tin tưởng rằng thị trường đã vượt qua ngưỡng cản tâm lý tháng 5 mà dân chứng khoán gọi bằng thuật ngữ "Sell in May and go away". |
Thành Lê (ĐTCK)
-
Đúng như dự đoán, lợi nhuận MWG năm 2022 "đi lùi", đạt 4.100 tỷ đồng -
BAC A BANK tiếp tục chào bán hơn 25 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 2 -
HAGL Agrico (HNG) lỗ 2.793 tỷ đồng trong quý IV/2022 -
Ngành chứng khoán 2023: Trọng tâm là hoàn thiện hệ thống KRX và kiện toàn nhân sự -
Dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán xuống thấp nhất kể từ quý II/2021 -
VN-Index dứt chuỗi tăng, cổ phiếu ngân hàng "dìm" thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 2: Ba nhóm cổ phiếu khuyến nghị tích luỹ ở nhịp chỉnh
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56
-
Cơ hội thoát vùng an toàn, thử thách bản thân tại Unilever
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững