Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 3/8: TTF, DRH, OGC dư bán sàn cả triệu đơn vị
Áp lực bán gia tăng khiến nhiều mã đồng loạt giảm điểm, trong đó có hàng chục mã giảm sàn. QBS dư bán giá sàn lên tới 5,32 triệu đơn vị, TTF là 3,83 triệu đơn vị, DRH là 1,65 triệu đơn vị và OGC là 1,55 triệu đơn vị…
TIN LIÊN QUAN
Diễn biến VN-Index phiên ngày 3/8
Diễn biến VN-Index phiên ngày 3/8

Việc lượng cung giá thấp luôn trực chờ, trong khi sức cầu lại quá yếu khiến thị trường diễn biến khá tiêu cực, nhất là thời điểm đầu phiên giao dịch chiều nay, áp lực bán mạnh khiến VN-Index rơi gần như thẳng đứng và trôi khá xa khỏi mốc 630 điểm.

Sau đó, lực cầu bắt đáy nhập cuộc, giúp VN-Index dần hồi trở lại và kịp giữ được mốc hỗ trợ 630 điểm vào những phút cuối phiên.

Mặc dù ghi nhận nỗ lực, song nhìn chung, sức cầu trong phiên giao dịch hôm nay là rất kém tích cực, khiến thanh khoản chung của 2 sàn giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 2.300 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 3.700 tỷ đồng của phiên hôm qua.

Đóng cửa phiên giao dịch 3/8, với 137 mã giảm và 72 mã tăng, VN-Index giảm 4,44 điểm (-0,7%) xuống 631,61 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 3,36 điểm (-0,54%) xuống 619,8 điểm với 18 mã giảm và 7 mã tăng.

Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 94,93 triệu đơn vị, giá trị 1.879,98 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,48 triệu đơn vị, giá trị 170,44 tỷ đồng. Đáng chú ý có giao dịch thỏa thuận của 2,5 triệu cổ phiếu BCG, giá trị 16,25 tỷ đồng; 1,185 triệu cổ phiếu GMD, giá trị 31,8 tỷ đồng và 1 triệu cổ phiếu NBB, giá trị 18 tỷ đồng.

Tương tự, với 103 mã giảm và 73 mã tăng, HNX-Index giảm 0,5 điểm (-0,61%) xuống 81,25 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,84 điểm (-0,57%) xuống 146,69 điểm với 17 mã giảm và 4 mã tăng.

Diễn biến HNX-Index phiên ngày 3/8
Diễn biến HNX-Index phiên ngày 3/8

Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,87 triệu đơn vị, giá trị 421,61 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ gần 11 tỷ đồng.

Việc áp lực bán khá dồn dập khiến các mã vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao diễn biến tiêu cực hơn, số lượng mã giảm sàn tăng lên nhanh chóng trên cả 2 sàn.

Như đã nêu trên, cầu bắt đáy tuy đã được khởi động khi thị trường rơi sâu, song chỉ tập trung vào một số mã, điển hình trong đó là HKB. Việc mã này tiếp tục giảm sàn về còn 13.100 đồng/CP đã kích thích nhà đầu tư mạnh dạn “bắt đáy”. Theo đó, một lượng khá lớn (hơn 4 triệu cổ phiếu) đã được sang tên trong phiên chiều nay, nâng tổng số cổ phiếu được khớp trong phiên lên 6,35 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn thị trường. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để “cứu” HKB khỏi mức giá sàn.

Nhiều mã đã “đo sàn” khác như DRH, TTF, KSB, QBS, OGC, ITQ… không có được “may mắn” như HKB. QBS dư bán giá sàn lên tới 5,32 triệu đơn vị, TTF là 3,83 triệu đơn vị, DRH là 1,65 triệu đơn vị và OGC là 1,55 triệu đơn vị…

KBC khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE với 5,11 triệu đơn vị được khớp, trong đó khối ngoại cũng mua vào nhiều nhất hơn 1,5 triệu đơn vị, song KBC vẫn giảm 200 đồng về 17.600 đồng/CP.

Đối với nhóm cổ phiếu bluechips, sắc xanh cũng đã rơi rụng khá nhiều, chỉ còn một vài mã còn trụ được là VNM, SSI, SBT, HPG, HSG, AAA, HUT… trong đó, HPG, HSG, SBT, SSI, HUT đều có thanh khoản khá tốt.

HUT tăng khá mạnh 500 đồng lên 11.100 đồng/CP và khớp 2,16 triệu đơn vị. HPG khớp 3,05 triệu đơn vị, tăng 500 đồng lên 43.200 đồng/CP. HSG với kết quả kinh doanh ấn tượng nên tăng mạnh hơn, với 1.800 đồng lên 38.900 đồng/CP và khớp 1,4 triệu đơn vị.

Ngược lại, bất chấp kết quả kinh doanh ấn tượng, VIC lại giảm mạnh 1.700 đồng về 49.300 đồng/CP và khớp được 1,2 triệu đơn vị.

Các mã trụ khác cũng bị giảm mạnh là BHV giảm 1.500 đồng, VCB giảm 1.000 đồng, GAS giảm 500 đồng…

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư