
-
Phân hóa triển vọng doanh nghiệp hóa chất niêm yết trên sàn
-
Giao dịch sôi động, VN-Index tăng lên hơn 1.521 điểm
-
Chủ tịch VSDC Nguyễn Sơn: Chuẩn bị từng bước cho cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm
-
VN-Index vững mốc 1.500 điểm, dòng tiền sôi động kéo thanh khoản vượt 42.000 tỷ đồng
-
Nỗ lực nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam -
Hiến kế đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng hàng đầu
Sau phiên đảo chiều từ giảm sâu thành tăng nhẹ ngày 2/4, nhiều nhóm phân tích cho rằng xu hướng vận động ngắn hạn của thị trường vẫn là tích luỹ tích cực. VN-Index được kỳ vọng có thể bùng nổ để vượt vùng giá 1.300 điểm nhờ dòng tiền dồi dào trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống thấp.
Tuy nhiên, phiên hôm nay lại diễn biến trái chiều hoàn toàn với dự đoán này. VN-Index chìm trong sắc đỏ từ khi mở cửa, nhưng biên độ giảm tương đối hẹp, thậm chí có thời điểm bật trở lại tham chiếu. Chỉ số đại diện cho sàn TP.HCM chỉ nới dần biên độ giảm từ cuối phiên sáng bởi áp lực xả hàng mạnh lên. Trong phiên chiều, chỉ số tiếp tục giảm sâu trước khi đóng cửa tại 1.271,47 điểm, mất 15,57 điểm, tương ứng giảm 1,21% so với tham chiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất trong nửa tháng trở lại đây.
Số lượng cổ phiếu giảm chiếm ưu thế tuyệt đối so với cổ phiếu tăng, lần lượt là 368 mã và 130 mã. Trong rổ vốn hoá lớn, toàn bộ 30 cổ phiếu đều đóng cửa dưới tham chiếu, khiến chỉ số đại diện cho rổ này mất đến 18 điểm so với tham chiếu.
Đà giảm đồng thuận được ghi nhận ở nhóm ngân hàng khi toàn bộ cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, CTG dẫn đầu với mức giảm 2,7% xuống 34.050 đồng, MBB giảm 2,4% xuống 24.200 đồng và VIB giảm 2,3% xuống 23.550 đồng.
Các cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán cũng biến động mạnh theo chiều tiêu cực. Cụ thể, VCI mất 2,8% xuống 52.100 đồng, SSI mất 2,2% xuống 38.050 đồng và HCM mất 2,2% xuống 29.250 đồng.
Áp lực bán mạnh hơn còn xuất hiện ở nhóm thép khi tất cả cổ phiếu cùng giảm, trong đó POM giảm sàn xuống 4.670 đồng sau thông tin bị huỷ niêm yết bắt buộc vì chậm nộp báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp.
![]() |
Trong phiên giảm mạnh, thanh khoản sàn TP.HCM đạt 1,07 tỷ cổ phiếu, giảm khoảng 10 triệu cổ phiếu so với phiên hôm qua. Giá trị giao dịch đạt 27.424 tỷ đồng, giảm khoảng 100 tỷ đồng so với phiên trước. VIX đứng đầu về khối lượng khớp lệnh với hơn 42,4 triệu cổ phiếu được sang tay, bỏ xa các mã đứng sau là GEX (29,2 triệu cổ phiếu), DIG (27,58 triệu cổ phiếu) và STB (26,9 triệu cổ phiếu).
Giá trị giao dịch bằng phương thức thoả thuận trong phiên này đạt 2.200 tỷ đồng, trong đó hơn 281 tỷ đồng đến từ cổ phiếu TCB và khoảng 140 tỷ đồng từ giao dịch cổ phiếu MWG.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xả hàng. Nhóm này mua vào 57,2 triệu cổ phiếu, tương đương 1.781 tỷ đồng trong khi khối lượng bán ra lên đến 86,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.009 tỷ đồng. Giá trị bán ròng theo đó lên đến 1.227 tỷ đồng. VHM chịu áp lực xả hàng mạnh nhất từ nhà đầu tư nước ngoài khi giá trị bán ròng lên đến 177 tỷ đồng, tiếp đến là VNM (157 tỷ đồng), SSI (132 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ mua ròng cổ phiếu DPM 75 tỷ đồng, NLG 55 tỷ đồng và DCM 51,4 tỷ đồng.
-
VN-Index vững mốc 1.500 điểm, dòng tiền sôi động kéo thanh khoản vượt 42.000 tỷ đồng -
Nỗ lực nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam -
Hiến kế đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng hàng đầu -
Yêu cầu mới về sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán -
Bộ Tài chính xây dựng phương án giảm tiền sử dụng đất cho người dân -
HUD muốn thoái vốn khỏi công ty con đang thua lỗ -
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đem hơn một nửa tài sản đi gửi ngân hàng
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp
-
Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST