-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
Theo Inquirer, sự bùng phát bệnh sởi là một trong những thách thức mà Philippines phải đối mặt sau khi siêu bão Haiyan tàn phá quốc đảo này hồi tháng 11 năm ngoái, làm hơn 6.000 thiệt mạng và đẩy hàng triệu người vào cảnh không nhà cửa, thiếu lương thực, nước uống và chăm sóc y tế.
Một em bé được tiêm vắc xin phòng sởi ở Manila, Philippines, hồi tháng một. Ảnh:AFP |
Theo giới chức y tế Philippines, cao điểm từ đầu tháng một đến giữa tháng hai, có hơn 3.400 ca được xác nhận mắc bệnh sởi tại quốc đảo này, trong đó có 23 ca tử vong do các biến chứng như viêm phổi do virus gây ra.
Các bệnh nhân mắc sởi tập trung ở thủ đô Manila và các khu vực thuộc đảo chính Luzon, nằm trong đội tuổi từ một tháng đến 35 tuổi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm qua hô hấp do một loại virus gây ra với các triệu chứng giống cúm như ho, sổ mũi, sốt. Ở giai đoạn cuối, đặc trưng của người bị sởi là nổi ban xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Trẻ em, bà mẹ có thai và những người hệ miễn dịch yếu có nguy cơ nhiễm virus cao nhất.
"Một ca mắc sởi có thể lây nhiễm dễ dàng hơn rất nhiều so với các virus khác. Trong khi một trường hợp mắc cúm có thể lây cho ba người thì sởi có thể lây đến 18 người, thậm chí trước khi các nốt ban xuất hiện", WSJ dẫn lời bác sĩ Eric Tayag, phát ngôn viên Bộ Y tế Philippines cho biết lúc đó.
"Một người bước vào căn phòng có một người mắc sởi vừa ra khỏi đó vẫn có thể nhiễm bệnh, vì virus sởi có thể tồn tại đến hai giờ bên ngoài chủ thể", ông nói thêm.
Cách duy nhất để ngăn ngừa virus sởi là tiêm vắcxin. Giới chức y tế Philippines cho hay lý do dịch sởi bùng phát mạnh ở nước này là vì các chiến dịch tiêm chủng trước đó không đến được tất cả mọi người. Chỉ 21% số những người mắc sởi từng được tiêm vắcxin phòng bệnh.
Philippines có chương trình miễn dịch thường xuyên cho trẻ em dưới hai tuổi nhưng một số trẻ không được tiếp cận vắcxin vì gia đình di cư đến thành phố khác hoặc chuyển nhà.
Bộ Y tế Philippines đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện các chiến dịch tiêm vắcxin lớn cho hai triệu trẻ em ở Manila và 7 tỉnh khác sau khi tuyên bố dịch sởi.
Chiến dịch tiêm phòng sởi trên toàn Philippines sẽ được tiến hành vào tháng 9 tới cho 13 triệu trẻ em. Mục tiêu của bộ là tất cả trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đều được tiếp cận vắcxin. Tiêm phòng sởi được miễn phí ở mọi trung tâm y tế.
Philippines phấn đấu trở thành một quốc gia không có bệnh nhân mắc sởi vào năm 2017, theo mục tiêu xóa sởi ở khu vực tây Thái Bình Dương của WHO.
Tuy nhiên, trong khi dịch sởi ở Philippines đã được khống chế, phạm vi lây lan của căn bệnh này lại tiếp tục mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Những người đến Philippines du lịch và mang theo virus sởi về nước là căn nguyên lây lan bệnh.
Đến ngày 5/4, Singapore xác nhận đã có 80 người ở nước này mắc sởi, trong đó có 23 người từng đến Philippines. Trong số 49 ca mắc bệnh nội địa, có một nửa là trẻ em không tiêm vắcxin.
Theo Bộ Y tế nước này, hầu hết người Singapore có khả năng miễn dịch tốt nhờ tiêm chủng nên nguy cơ bùng phát dịch là rất thấp. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn yêu cầu các bậc cha mẹ đưa con đi tiêm phòng. Các cá nhân từng đến Philippines hoặc sắp từ Philippines về nước cũng được khuyến cáo tiêm vắc xin.
Theo quy định về bệnh truyền nhiễm ở Singapore, các bậc cha mẹ và người bảo hộ bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng sởi cho con em mình. Những người không thực thi sẽ bị phạt 500 USD trong lần vi phạm đầu tiên và 1.000 USD kể từ lần vi phạm thứ hai trở đi.
Ở Việt Nam, số trẻ mắc sởi đang gia tăng khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tổng số trường hợp mắc sởi của cả nước là gần 7.000 ca, trong đó có 25 ca tử vong. Ngoài ra, có hàng chục ca tử vong khác do mắc sởi kết hợp với các bệnh nền khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp, tim mạch, suy dinh dưỡng…
Tại California, Mỹ, hiện có 56 trường hợp được xác nhận mắc sởi, tăng cao so với chỉ 4 ca cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên số lượng bệnh nhân sởi ở bang này vượt quá 40 ca kể từ năm 2000. Trong các trường hợp trên có những người cố tình không tiêm phòng và cả những người đã tiêm vắcxin nhưng vẫn mắc bệnh.
Một số thành phố khác của Mỹ cũng đối mặt với bệnh sởi, trong đó New York có 25 ca.
Tại Canada, Bộ Y tế đang kêu gọi các bậc phụ huynh đưa con em đi tiêm phòng sởi sau khi xuất hiện ít nhất 320 ca mắc bệnh. Các thành viên của một nhà thờ ở tỉnh Brishtish Columbia đã mang virus về nước sau chuyến đi Hà Lan hồi đầu năm.
Ở thành phố phía nam Calgary, hơn 100 học sinh cấp ba đã được cho nghỉ học trong hai tuần để tránh lây nhiễm khi một số trường hợp mắc bệnh được phát hiện. Nguyên nhân số ca mắc sởi tăng cao là vì các bậc cha mẹ ở nước này không cho con tiêm vắcxin phòng bệnh.
Anh Ngọc (Vnexpress)
-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”