Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Phó Chủ tịch Hà Nội nói về tình trạng nhức nhối bảo kê, dung túng cho “cát tặc”
Kỳ Thành - 08/12/2020 16:00
 
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, Hà Nội là địa phương tích cực nhất cả nước trong xử lý khai thác cát trái phép và không bảo kê, dung túng cho hành vi này.

Khẳng định này được ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh tại phiên chất vấn trong Kỳ họp thứ 18 HĐND TP. Hà Nội khóa XV sáng 8/12 về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông.

Tại phiên chất vấn, đại biểu HĐND Hà Nội đặt nhiều câu hỏi cho đại diện sở, ngành và lãnh đạo thành phố. Hầu hết cho rằng đây là thực trạng nhức nhối, kéo dài, gây bức xúc trong nhiều năm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Thành phố đã có kế hoạch để việc khai thác cát, sỏi đi vào nền nếp, quản lý tốt, đem lại hiệu quả cho nhà nước, nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình dài, do công tác triển khai thực hiện qua các thời kỳ, do cơ chế chính sách, quy định của Nhà nước ban hành có sự chồng chéo, đan xen nhau, trong khi có sự cung cầu, nên người dân, doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, sự buông lỏng quản lý để khai thác trái phép, dẫn đến Nhà nước thất thoát, nhân dân bức xúc, tạo dư luận không tốt, ông Hùng cho hay.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng (Ảnh: KTĐT)
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng (Ảnh: KTĐT)

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương phải nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện tốt. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Nghị định này khắc phục tất cả những tồn tại, bất cập trước đây đan xen giữa các bộ, ngành, quy định pháp luật. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên va Môi trường, các ngành xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tốt Nghị định 23, không thể lấy lý do chồng chéo, khó xử lý.

Sau khi có Nghị định 23, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt. Để khắc phục các điểm khai thác trái phép tồn tại do lịch sử để lại, Thành phố khoanh vùng, giữ không để phát sinh, trên cơ sở đó phân loại xử lý, vừa có lý có tình, đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp, người dân. Thành phố yêu cầu giữ nguyên hiện trạng các bãi tập kết hiện có, yêu cầu các bãi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm môi trường; đồng thời, thành phố cũng tiến hành kiểm tra triệt để các bãi, nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm. Đối với các bến, bãi mới mở, thành phố kiên quyết đóng cửa hoặc điều chỉnh mục đích sử dụng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, đối với các điểm mỏ trên địa bàn, từ khi có Luật Khoáng sản, tất cả các điểm mỏ phải tổ chức đấu thầu. Thành phố đã có quy hoạch, đánh giá và giao Sở Tài nguyên va Môi trường khảo sát, đánh giá 23 điểm mỏ đủ điều kiện khai thác, không ảnh hưởng đến môi trường.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc cho đấu giá khai thác cát, do đó, ông Hùng cho biết, nếu thực hiện đấu giá khai thác cát thì phải công khai, minh bạch, xin ý kiến cộng đồng cư dân ở nơi đó, người dân ở khu vực điểm mỏ phải được hưởng quyền lợi.

Đối với những điểm mỏ hết hạn khai thác, sẽ không tiếp tục cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác, nếu có thì phải tổ chức đấu thầu, chứ không gia hạn khai thác.

“Thành phố cũng giao trách nhiệm cho công an xử lý việc khai thác cát trái phép dọc bờ sông. Hà Nội cương xử lý quyết tình trạng khai thác cát trái phép, không có tình trạng bảo kê cát tặc. Thậm chí, Công an TP. Hà Nội đã bắt cát tặc, phạt tù”, ông Hùng khẳng định.

Nạo vét luồng đường thủy ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội: Nhà thầu… thành “cát tặc”
Nhiều nhà thầu thực hiện dự án nạo vét luồng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư