
-
Minh bạch, hiện đại, cá nhân hóa: FWD tái định nghĩa trải nghiệm bảo hiểm
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú |
Hôm nay, NHNN chính thức ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin với báo chí về thông tư chiều 12/3, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Thông tư có hiệu lực bắt đầu từ ngày mai (13/3).
“Các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay không chỉ để thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ mà còn thể hiện tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp. Nếu như năm 2009, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp được thực hiện bằng nguồn ngân sách (cấp bù lãi suất), thì lần này, việc hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn bằng nguồn của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại chia sẻ lợi nhuận của mình với khó khăn của doanh nghiệp”, Phó thống đốc khẳng định.
Để hỗ trợ ngân hàng giảm chi phí đầu vào, có điều kiện thuận lợi hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp, NHNN sẽ sớm có điều chỉnh lãi suất điều hành, áp dụng với ngân hàng thương mại, cụ thể là lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO… Việc giảm lãi suất cũng là theo xu hướng chung của thế giới.
“Về thời điểm giảm lãi suất điều hành, NHNN sẽ cân nhắc, song mức giảm lãi suất lần này sẽ tương đối tích cực”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động vẫn khá ổn định song nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng lớn với lãi suất cho vay giảm 0,5- 1,5% để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Việc NHNN giảm lãi suất điều hành cũng phù hợp với xu hướng trên thế giới. Trong vòng 1 tháng qua, hàng loạt ngân hàng trung ương các quốc gia, khu vực trên thế giới cũng đua nhau cắt giảm lãi suất trong bối cảnh kinh tế suy giảm bởi dịch bệnh.
Cụ thể, ngày 3/3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed cắt giảm lãi suất tới 0.5% - mức giảm mạnh nhất hơn chục năm nay. Trước đó ít giờ, Australia cũng thông báo giảm lãi suất 0,25%, đưa lãi suất xuống còn 0,5%.
Hôm nay (12/3), Australia đã công bố một gói chi tiêu lớn, tới 17,6 tỷ AUD (tương đương 11 tỷ USD), nhằm chống lại các tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế và tránh nguy cơ nước này rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong gần 30 năm.
Trong khi đó, ngày 11/3, Liban và Israel cũng công bố gói hỗ trợ lần 39 triệu USD và 2,8 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế nước này chống lại các tác động của dịch COVID-19.
Trước đó, một loạt quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines… cũng cắt giảm lãi suất hoặc đưa ra các gói kích thích trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.

-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower