Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Hà Nội
Thu Trang - 15/03/2016 17:05
 
Sáng 15/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia có buổi làm việc với TP. Hà Nội về công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp của Thành phố. Tham dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.
1
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Hà Nội

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử của TP. Hà Nội tiến hành chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ các khâu có liên quan. Hệ thống văn bản chỉ đạo ở 3 cấp đều đúng quy định của pháp luật.

Các đơn vị giúp việc UBBC đều hoạt động khá tốt như tuyên truyền, tập huấn đến cán bộ, quá trình chuẩn bị bảo đảm dân chủ, cởi mở… qua đó, các vướng mắc đều được xử lý kịp thời.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Hà Nội một số vấn đề liên quan như người Việt Nam ở nước ngoài về nước, số lượng học sinh sinh viên trên địa bàn; bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu, đồng thời tuyệt đối bảo đảm an ninh an toàn cho cuộc bầu cử.

Thành phố cần khẩn trương theo dõi, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Vấn đề nào chưa xử lý được thì báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, trả lời. Cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền để ngày bầu cử trở thành ngày hội của toàn dân.

Hà Nội cũng cần tập trung làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, không để điểm nóng phát sinh. Việc ứng cử, đề cử mở rộng dân chủ, nhưng bảo đảm chất lượng đại biểu.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử (UBBC) TP. Hà Nội cho biết, ngay từ tháng 1, Thành phố đã tập trung chỉ đạo cuộc bầu cử đến cấp cơ sở; thành lập UBBC Thành phố.

Đến ngày 28/1, các xã, phường đã thành lập xong UBBC. Đến ngày 5/2, Thường trực HĐND các cấp đã dự kiến xong cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của các tổ chức, đơn vị, cơ quan được giới thiệu ứng cử gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Về công tác hiệp thương, đến ngày 17/2, tất cả các quận, huyện, thị xã, phường, xã đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Đến hết ngày 13/3, UBBC Thành phố đã hoàn tất việc tiếp nhận hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội. UBBC các cấp đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Tổng số người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là 87 người, trong đó có 40 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu, 47 người tự ứng cử. Tổng số người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND Thành phố là 205 người, trong đó 196 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu, 9 người tự ứng cử.

Đối với 40 người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Hà Nội giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội có 17 đại biểu nữ (42,5%), 3 người ngoài Đảng (7,5%), 2 đại biểu người dân tộc thiểu số (5%), 6 người là đại biểu Quốc hội khóa trước (15%), 7 người đã tham gia đại biểu HĐND Thành phố (17,5%), 2 người đã tham gia HĐND cấp huyện (5%), 3 người tham gia đại biểu HĐND cấp xã (7,5%), 1 người Hội thánh Tin lành (2,5%).

Bầu cử Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 có rất nhiều điểm mới
Việt Nam đã trải qua 70 năm với 13 lần bầu cử Quốc hội, vì vậy, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư