-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
Cơn bão số 5 đổ bộ vào giáp danh Phú Yên - Bình Định, trong đó tâm bão được xác định là Thị xã Sông Cầu đã khiến cho khu vực này bị thiệt hại nặng nề. Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thị xã Sông Cầu, tính đến 10 giờ sáng 31/10, có 13 nhà sập hoàn toàn, 55 nhà thiệt hại 50-70% và hơn 100 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, hơn 110 ha lúa bị ngập nước, hơn 430 tấn muối bị nước lũ cuốn trôi, nhiều diện tích cây trồng, hoa màu bị thiệt hại nặng.
Về thủy sản, đã có gần 40 tàu thuyền bị chìm, gió bão thổi lên bờ gây thiệt hại nặng; có 5 bè nuôi thủy sản bị gió bão đánh vỡ, hàng trăm ha ao nuôi thủy sản bị ngập làm cho thủy sản nuôi sổng ra ngoài, một số đối tượng nuôi khác như ốc hương bị ảnh hưởng nước ngọt nên chết với tỉ lệ cao. Riêng tôm hùm nuôi vẫn chưa thống kê được số lượng tôm bị chết.
Theo ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, để khắc phục nhanh chóng thiệt hại bão số 5, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai tổ chức thống kê tình hình thiệt hại và hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 5.
Các cấp chính quyền địa phương khẩn trương tập trung triển khai công tác khắc phục hậu quả của thiên tai sau bão, kịp thời nhanh nhất; quán triệt người dân không được lơ là chủ quan, mất cảnh giác sau bão, lũ gây nên những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết sau bão có khả năng mưa lớn gây ra lũ và ngập lụt, cần chủ động các phương án di dời, sơ tán dân ở những vùng trũng thấp, vùng bị ngập lụt, cô lập, chia cắt đến nơi an toàn khi có thiên tai lũ lụt xảy ra.
Các chủ hồ chứa và các địa phương tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình hồ chứa, đập, thủy lợi và công trình thủy điện sau mưa bão.
Các cơ quan đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của ngành (giao thông, ngành điện, viễn thông và các công trình văn hóa, dân sinh kinh tế và các công trình sản xuất...) khẩn trương tiến hành sửa chữa khắc phục những sự cố hư hỏng công trình sau thiên tai nhằm ổn định cuộc sống và sản xuất của nhân dân.
Các sở, ban, ngành và các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra trên địa bàn cụ thể, sát với thực tế, khách quan, đảm bảo chính xác khối lượng thiệt hại theo (thống kê, đánh giá thiệt hại chi tiết theo biểu mẫu của Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT) và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững