-
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên, trong 3 tháng đầu năm 2020 (tính đến ngày 24/3), toàn tỉnh có 106 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 1.333,4 tỉ đồng. Bên cạnh đó cũng có 17 doanh nghiệp giải thể và 45 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Lũy kế đến ngày 24/3, cả tỉnh có 3.208 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 63.526 tỉ đồng.
Mặc dù so với cuối năm 2015, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 45,82% nhưng sự phát triển chưa bền vững. Tốc độ phát triển doanh nghiệp thành lập mới bình quân 4 năm (2016-2019) chỉ đạt 9,6%, trong khi tốc độ doanh nghiệp giải thể bình quân giai đoạn này lên tới 10,42%. Chưa kể, từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp. Dự kiến, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 4, tháng 5 thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải giải thể hoặc ngừng kinh doanh.
Nói về những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, ông Ngô Đa Thọ, Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Phú Yên cho biết: “Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa gần như đình trệ. Doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, sản xuất và lưu kho chứ không xuất bán được, dẫn đến tồn kho ngày càng lớn, nhất là các ngành thủy sản, may mặc, tinh bột sắn, hạt điều...”.
Vì vậy, theo ông Thọ, trong giai đoạn dịch bệnh, khoan nói đến việc phát triển, doanh nghiệp chỉ tồn tại đã khó... Do đó, các chính sách hỗ trợ lúc này cần thiết thực, tạo niềm tin rằng khi doanh nghiệp hoạn nạn, chính quyền địa phương sẽ đứng sau làm bà đỡ thì doanh nghiệp mới mạnh dạn thành lập, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Phú Yên, ông Thọ cho rằng ngoài chính sách vĩ mô từ Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, hiện doanh nghiệp trông chờ rất nhiều vào hành động của lãnh đạo tỉnh Phú Yên. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tỉnh có gói kích cầu trích từ ngân sách địa phương cho các doanh nghiệp khó khăn mượn không lấy lãi để duy trì sản xuất, kinh doanh
Một trong những giải pháp thiết thực theo Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Phú Yên mà chính quyền nên làm ngay để hỗ trợ doanh nghiệp lúc này là thúc đẩy đầu tư công, triển khai càng nhiều dự án đầu tư công càng tốt để tạo đòn bẩy phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền cần đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, giúp doanh nghiệp sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý, sẵn sàng hấp thụ vốn của các gói kích thích kinh tế sau dịch để triển khai các dự án, tạo sức bật cho đầu tư tư nhân.
-
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng