-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Phú Yên đang bừng sáng, hội tụ nhiều điều kiện để tăng tốc và phát triển bền vững. Ảnh: Dương Xuân |
Dấu ấn 30 năm
Ngày 1/7/2019 là một ngày đặc biệt đối với mỗi người dân Phú Yên, bởi đó là ngày ghi dấu mốc 30 năm tái lập tỉnh Phú Yên, cũng là dấu mốc ghi nhận sự chuyển mình tích cực của vùng đất vốn được mệnh danh là “tọa độ vàng ở châu Á”.
Nhớ lại những ngày đầu gian khó, ông Đào Tấn Lộc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, 30 năm trước, khi mới tái lập tỉnh, Phú Yên là vùng đất “nhiều không”, chứ không chỉ là một hay hai “không”. Không đường nhựa, không nhà máy công nghiệp; khách sạn chẳng có, nước máy cũng không; bệnh viện thì nhỏ xíu và không có trường đại học; cả Tuy Hòa chỉ có một nhà máy điện diezel 7MW, nên ngày cúp điện tới 6 - 7 lần...
“Nhưng bây giờ thì đã thay ‘không’ bằng ‘có’ rồi”, ông Đào Tấn Lộc nói.
Để định lượng bước chuyển mình tích cực đó, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Huỳnh Tấn Việt đã nhắc đến hàng loạt con số. Chẳng hạn, giá trị tăng thêm của nền kinh tế từ khi tái lập tỉnh đến cuối năm 2018 (theo giá so sánh 2010) đã tăng gấp 11,04 lần, từ 2.257 tỷ đồng năm 1990 lên 24.925 tỷ đồng năm 2018. Giá trị GRDP bình quân đầu người cũng liên tục tăng: một năm sau tái lập tỉnh, năm 1990, GRDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 3,43 triệu đồng/người, nhưng đến năm 2018 đã đạt 39,7 triệu đồng/người, tăng gấp 11,6 lần. Thu ngân sách nhà nước từ 29,274 tỷ đồng vào năm 1990, tăng lên 4.575 tỷ đồng vào năm 2018 và dự kiến tăng lên 6.000 tỷ đồng trong năm 2019, năm đánh dấu mốc 3 thập kỷ tái lập tỉnh Phú Yên.
“Đây chính là kết quả từ sự nỗ lực, chắt chiu của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp ở Phú Yên trong 3 thập kỷ vừa qua”, Bí thư Huỳnh Tấn Việt nói.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương lại nói đến sự “ngỡ ngàng” của những người dân xa quê hương, nay trở về. Ngỡ ngàng vì Phú Yên đã khoác lên mình diện mạo mới.
Thực ra, không cần tới 30 năm xa quê hương, chỉ cần vài ba năm mới trở lại Phú Yên, nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của vùng đất yên bình và trù phú này.
Phú Yên giờ không còn là “ốc đảo”, bị ngăn cách bởi hai đèo Cù Mông và đèo Cả nữa. Giờ đây, đường đã thông, cánh cửa giao lưu với các địa phương trong vùng đã được mở rộng, nhờ vào hai đường hầm hiện đại - hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông - đã được đưa vào sử dụng cách đây chưa lâu. Lại thêm Sân bay Tuy Hòa đang từng bước được mở rộng, con đường để Phú Yên giao lưu với thế giới cũng không còn xa.
Phú Yên bây giờ, đặc biệt là đô thị Tuy Hòa, từ một nơi heo hút đã bừng sáng, bởi hàng loạt công trình hạ tầng đã và đang được hoàn thiện, như cầu Hùng Vương, các tuyến đường ven biển, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 4 - 5 sao, mà độ chục năm về trước, chỉ có trong giấc mơ của mỗi người dân Phú Yên… Nhờ vậy, khách du lịch đổ về Phú Yên ngày một nhiều, đóng góp cho sự tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhưng dấu ấn sự chuyển mình của Phú Yên, có lẽ không chỉ đo đếm bằng những con số, mà còn ở nụ cười của mỗi người dân xứ Nẫu và nụ cười của mỗi du khách đến với vùng đất này. Họ hài lòng khi thấy Phú Yên đang phát triển từng ngày.
Đột phá để phát triển
Phú Yên, sau 30 năm hội nhập và phát triển, đã trở thành địa phương phát triển khá trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nhưng thực tế, sự phát triển ấy là chưa tương xứng với tiềm năng.
PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng đã khẳng định điều này. Dẫn câu chuyện về việc Tập đoàn Sama Dubai từng đề xuất xây dựng một siêu dự án 250 tỷ USD, rồi sau đó là Galileo đăng ký đầu tư Dự án Thành phố Sáng tạo Nam Phú Yên 11,4 tỷ USD, New City với dự án 4 tỷ USD…, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh rằng, không phải ngẫu nhiên, mà nhiều nhà đầu tư thế giới có tầm cỡ tìm đến Phú Yên như vậy. Lý do, không gì khác là tiềm năng và triển vọng của vùng đất này.
“Mặc dù các dự án chưa thành, nhưng đã chỉ ra được năng lực, tiềm năng, những điều kiện ở Phú Yên - những yếu tố bảo đảm cho một cuộc chơi lớn hiện đại - cuộc chơi mà tầm cỡ và trình độ của nó, tại thời điểm cách đây 10 - 15 năm, chúng ta chưa thực sự nhận thức được đầy đủ giá trị, ý nghĩa và các điều kiện bảo đảm tính khả thi của nó”, ông Thiên nhấn mạnh.
Nếu thời điểm 10 - 15 năm trước, như lời ông Thiên nói, Phú Yên chưa nhận thức được đầy đủ giá trị, ý nghĩa và các điều kiện đảm bảo tính khả thi của nó, thì bây giờ, có lẽ là thời điểm thích hợp.
“Phú Yên đang có trong tay thiên thời và địa lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển của mình”, ông Phạm Đại Dương khẳng định.
Thực tế, không phải những nhà lãnh đạo Phú Yên không nhận ra các tiềm năng đang cần được đánh thức của địa phương. Họ đều hiểu rõ, Phú Yên có rất nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch, nhờ vào bờ biển dài 189 km, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hạ tầng giao thông đang được mở rộng và hoàn thiện.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, Phú Yên sẽ phải làm gì để phát triển?
“Phú Yên đang đặt ra cho mình chiến lược đột phá để phát triển. Thực hiện định hướng này, trong giai đoạn phát triển tới đây, Phú Yên sẽ tập trung đánh thức mạnh mẽ và bài bản các tiềm năng của mình, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, kinh tế biển…”, Bí thư Huỳnh Tấn Việt nói.
Chia sẻ về định hướng chiến lược này, TS. Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn liên kết phát triển Vùng Duyên hải miền Trung cho rằng, để đột phá phát triển, Phú Yên cần xây dựng tư duy đột phá, thể hiện quyết tâm chính trị hướng đến mục tiêu: đưa tốc độ tăng GRDP bình quân trên 10%/năm trong thời kỳ tương ứng để GRDP bình quân đầu người ngang bằng mức bình quân của cả nước vào năm 2030 và sẽ vượt lên, tham gia nhóm các tỉnh/thành phố phát triển cao vào giai đoạn sau.
Và để thực hiện mục tiêu này, theo TS. Trần Du Lịch, Phú Yên cần tập trung cho 3 nhóm ngành kinh tế trụ cột đang định hình và có triển vọng tạo ra làn sóng đầu tư cho tỉnh trong thời gian tới, đó là công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế nông - lâm - thuỷ sản; ngư nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng.
“Đặc biệt, tỉnh cần thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng cho Khu kinh tế Nam Phú Yên cùng các khu công nghiệp, làm tiền đề thu hút các doanh nghiệp ‘sếu đầu đàn’ trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - thuỷ sản, làm hạt nhân để quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp, hình thành các cụm sản xuất nông - công nghiệp...”, TS. Trần Du Lịch nói.
Bắt đầu “cuộc chơi lớn”
Phú Yên không chỉ cần “sếu đầu đàn” để phát triển công nghiệp, mà cần cả “sếu đầu đàn” trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch… Có “sếu đầu đàn”, Phú Yên sẽ có nhiều cơ hội để đánh thức tiềm năng và phát triển đột phá. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi tới Phú Yên cũng đã nhấn mạnh điều này.
Thực tế, những năm gần đây, khá nhiều nhà đầu tư lớn đã tìm đến Phú Yên để lên kế hoạch đầu tư các dự án quy mô lớn. Ngoài New City đang triển khai dự án 1 tỷ USD, thì VinaCapital đã đề xuất dự án 800 triệu USD ở bãi Từ Nham (huyện Sông Cầu). Dự án Hòn ngọc Bãi Tràm đang tiếp tục đầu tư giai đoạn II.
Trong khi đó, sau khi chủ đầu tư Dự án Lọc dầu Vũng Rô rút đi, thì Tập đoàn Gia Phú Singapore từng chia sẻ kế hoạch đầu tư tới 5 tỷ USD vào khu vực này, bao gồm 1 dự án lọc hóa dầu, 1 dự án cảng Bãi Gốc và một hệ thống công nghiệp phụ trợ, bao gồm cả đường ống dẫn dầu lên Tây Nguyên. Tập đoàn J-Power của Nhật Bản cũng muốn đầu tư hàng tỷ USD cho các dự án điện khí ở đây. Ngoài ra, còn có nhà đầu tư muốn dốc vốn vào xây cảng Bãi Gốc…
Năm ngoái, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Phú Yên, đã có hàng loạt thỏa thuận đầu tư được ký kết, bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn TH đang đầu tư một dự án quy mô lớn tại đây…
Tiềm năng là rất lớn, hứa hẹn một “cuộc chơi lớn” sắp bắt đầu ở Phú Yên. Tuy nhiên, một cách thẳng thắn, PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, Phú Yên không được “sốt ruột” khi thấy cơ hội lâu được thực thi.
“Để Phú Yên hấp dẫn đúng đẳng cấp của vùng đất này, tầm nhìn, tư duy hiện đại hóa phải lấn át cách tư duy công nghiệp hóa cổ điển đang phổ biến hiện nay, phải trở thành định hướng chiến lược xuyên suốt của tỉnh trong 15 - 20 năm tới”, PGS-TS. Trần Đình Thiên “hiến kế”.
Liên quan vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư cũng cho biết, đúng là Phú Yên đang có nhiều điều kiện đủ để tăng tốc và phát triển bền vững, nhưng điều kiện cần là phải xây dựng được một tầm nhìn chiến lược dài hạn và bắt tay hành động.
Và 5 hành động quan trọng đã được Chủ tịch Phạm Đại Dương đề cập. Trước tiên, phải xây dựng được quy hoạch của tỉnh với tầm nhìn phát triển bền vững trong dài hạn dựa trên các yếu tố: phát huy được những lợi thế hiện có của tỉnh, đặc biệt là lợi thế về kinh tế biển; tận dụng xu thế phát triển của cả nước cùng sự dịch chuyển của kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước, hình thành nên một nền hành chính hiện đại, minh bạch, một môi trường đầu tư tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tập trung thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, văn hóa và giáo dục; quan tâm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
“Làm được những điều đó sẽ giúp Phú Yên tăng tốc phát triển nhanh, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”, Chủ tịch Phạm Đại Dương khẳng định.
Phú Yên cần “đánh thức tình yêu” của các nhà đầu tư tầm cỡ
Trao đổi về định hướng phát triển của tỉnh Phú Yên, PGS-TS. Trần Đình Thiên cảnh báo: “Không nên chạy theo các con số tăng trưởng ngắn hạn, các lợi ích nhỏ lẻ, thu hút đầu tư bằng được, với những điều kiện dễ dãi”.
Thay vào đó, với tất cả lợi thế, tài nguyên, nguồn lực đặc sắc, quý báu và đang rất khan hiếm, Phú Yên cần và phải biết “đánh thức tình yêu” của các nhà đầu tư lớn, tầm cỡ, những người có năng lực định hình chân dung phát triển hiện đại của tỉnh, lôi kéo họ đến cùng phát triển và hưởng lợi.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025