-
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng
>>>XEM DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA SÁNG 22/4 TẠI ĐÂY
17h16:
Đại diện của Bộ GTVT trình bày, đến giờ Bộ vẫn khẳng định ụ nổi này không phải tàu biển. Bộ GTVT là cơ quan soạn thảo luật Giao thông hàng hải 2005.
Theo đó tàu biển phải là tàu, là vật thể nổi di động trên biển. Ụ nổi có điều kiện đủ với quy định về tàu biển, đúng là một cấu trúc nổi nhưng không có điều kiện đủ đối với tàu biển là tự di động được. Ụ nổi này muốn di chuyển phải dùng tàu kéo.
Tuy nhiên, tòa vặn lại “luật chỉ quy định tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động được” chứ không phải “tự di động được” như cách hiểu của Bộ GTVT. Đại diện Bộ này xác nhận.
17h10:
Một người thân khác là em vợ của Trần Hải Sơn được tòa thẩm vấn. Anh này khai một lần được Sơn nhờ tài khoản (tại ngân hàng ACB Hà Nội) để nhận tiền do Trần Hải Hà chuyển và rút ra đưa Sơn (2 tỷ đồng).
Em rể Trần Hải Sơn được yêu cầu trả lời các câu hỏi của tòa về lần đưa Sơn về quê Mai Văn Phúc ở An Hồng, An Dương đưa tiền. Trần Hải Huyền xác minh lần chồng đưa anh trai “về quê bác Phúc” này vì có một chi tiết làm bà Huyền nhớ là chồng kể lại: “Hôm nay bác Phúc đi một chiếc Lexus (tối màu) đẹp lắm”.
Một lần khác, người này đón Sơn từ khách sạn Hoa Hồng (Hà Nội) qua nhà Phúc ở làng Quốc tế Thăng Long rồi ra sân bay vào TPHCM. Người em rể này không biết việc Sơn có đưa tiền cho Phúc hay không trong lần đó.
16h51:
Nhân chứng Trần Hải Huyền khẳng định nhận được 10 tỷ đồng do Hà chuyển, sau đó đã chuyển trả lại Hà 3 tỷ, còn lại 7 tỷ đồng.
Theo sao kê ngân hàng, riêng khỏan lãi của số tiền này cũng tới 135 triệu đồng.
Lần chuẩn bị 5 tỷ đồng để Sơn mang sang nhà mẹ vợ Dũng, Huyền trình bày có cả phần tiền rút, cả tiền có sẵn trong nhà nhưng toàn bộ số tiền đúng là của Sơn. Một vài lần dồn chưa đủ tiền, Huyền cũng đi vay thêm cho đủ với yêu cầu của Sơn
Bà Trần Phú Hà (giám đốc công ty Phú Hà, em gái Trần Hải Sơn) trả lời tòa. Bà Hà cho biết, khoản tiền 1,666 triệu USD được phía công ty AP chuyển tiền về trọn trong 1 lần (nhận bằng tiền VNĐ). Số tiền này Hà rút dần theo yêu cầu của Sơn. Hà đã chuyển cho em gái Huyền tại Hải Phòng 7 tỷ đồng.
Lần Sơn yêu cầu chuẩn bị cho 5 tỷ đồng để Sơn mang cho Dũng tại khách sạn Victory tại TPHCM, bà Hà khai phải rút làm nhiều lần, thậm chí có nhiều tiền lẻ, Sơn còn yêu cầu đi đổi lại thành tiền mệnh giá 500.000 đồng
16h44:
Tòa gọi vợ Mai Văn Phúc. Bà Ngô Thị Vân đưa ra yêu cầu giữ lại ngôi nhà tại Hạ Long, Quảng Ninh do nguồn tiền mua từ năm 1983 do bà Vân bỏ tiền mua. Ngôi nhà hiện tại đang ở Thụy Khuê nhà nước chuẩn bị lấy đất, không có sổ đỏ.
16h38:
Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ bị cáo Dương Chí Dũng kháng cáo yêu cầu hủy quyết định kê biên 3 căn nhà của Dương Chí Dũng.
Lý do đưa ra, bà Phương nói, 2 căn hộ cho chị T. đứng lên là do Dương Chí Dũng lấy tiền của vợ (tiền bà Phương vay người khác, cần phải giả). Còn căn nhà 2 vợ chồng ở là do tiền chung 2 vợ chồng, tiền bố mẹ bà Phương cho và cũng một phần do bà tự kinh doanh có tiền mua, phần tiền của Dương Chí Dũng trong đó không nhiều.
Tiền mua 2 căn hộ bà Phương nói đưa cho chồng hơn 10 tỷ đồng. Khoản này bà Phương mượn của ông Vũ Tiến Sơn (CA Hải Phòng, cấp dưới của cựu Đại tá Dương Tự Trọng, bị cáo trong vụ đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài).
16h34:
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam được yêu cầu trả lời thẩm vấn. Ông này cho rằng, biên bản báo cáo giám định của đăng kiểm viên Lê Văn Dương không sai. Kết luận đề xuất của Dương trong văn bản này cũng đúng.
Phía Đăng kiểm Nga cũng cho rằng, tại thời điểm đó ụ nổi bị ngừng đăng kiểm nhưng nếu được sửa chữa, bảo dưỡng thì vẫn có thể tái đăng kiểm – đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp thông tin.
“Trong khi anh Dương thừa nhận mình làm chưa đúng thì căn cứ gì để Cục Đăng kiểm khẳng định việc làm của anh Dương lại đúng?", tòa truy. Đại diện Cục đăng kiểm lý giải, mẫu tờ báo cáo Dương viết là theo mẫu B10 là về tàu biển chứ không phải ụ nổi.
Dù ụ nổi nằm trong quy phạm về tàu biển trong pháp luật 2003 nhưng Cục Đăng kiểm vẫn khẳng định, ụ không phải là tàu.
Đại diện Cục đăng kiểm cũng khẳng định Lê Văn Dương là đăng kiểm viên bậc cao, có kinh nghiệm, trình độ (đăng kiểm viên bậc 1). Việc làm của Dương đã đúng theo quy chuẩn Việt Nam 2004. Về quy định phải báo cáo về phòng Tàu biển của Cục Đăng kiểm, ông này khẳng định Lê Văn Dương đã thực hiện đúng
16h24
Tòa hỏi đến đại diện nguyên đơn dân sự là Vinalines. Đơn vị này không có đơn kháng cáo sau phiên sơ thẩm. Theo bản án sơ thẩm, Vinalines này là người được thụ hưởng khoản tiền bồi thường hơn 360 triệu đồng của các bị cáo vì những thiệt hại gây ra từ thương vụ ụ nổi 83M.
Người đại diện cho biết dự án này đã được Thủ tướng quyết định cho dừng, tiến hành thanh lý ụ nổi. Ụ hiện neo đậu tại cảng Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai). Chi phí neo đậu đến thời điểm này, bình quân tốn 800 triệu đồng – 1 tỷ đồng/tháng. Vì đây là tang vật vụ án nên ụ nổi này cũng chưa thể bán để thu hồi vốn.
Theo tính toán, tổng khoản nợ cho chi phí neo đậu lên đến 23,8 tỷ đồng. Các phương án cho thuê, sửa chữa để khai thác, thậm chí bán sắt vụn cũng không tiến hành được. Tuy nhiên, đại diện Vinalines cũng lý giải hiện đang giai đoạn khủng hoảng, khó khăn của ngành vận tải hàng hải nên thị trường không có nhu cầu ụ nổi. Khi tình hình cải thiện, ông này cho rằng sự việc có thể sẽ khác.
16h20:
Lê Ngọc Triện được phép cho ngồi nghe thẩm vấn vì điều kiện sức khỏe. Triện nhận thức nếu ụ nổi là tàu biển thì phải có giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm môi trường…
Lý do xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng, việc tòa sơ thẩm áp dụng 2 tình tiết định khung tăng nặng khiến mức án của bị cáo quá nặng.
Bị cáo này cũng "kể khổ" hoàn cảnh gia đình, qua đó xin HĐXX giảm án cho mình. Ngoài ra, bị cáo Triện cũng xin giảm mức bồi thường dân sự, cho rằng, mức bồi thường 9 tỷ đồng là quá lớn.
16h15:
Nói về lý do xin giảm án, bị cáo Lừng trình bày hoàn cảnh, với 8 năm tù là quá nặng với bị cáo này. "Vợ bị cáo đang ung thư giai đoạn cuối, bố mẹ già, bị cáo lại nhiều năm công tác trong ngành quân đội, 6 năm bảo vệ quần đảo Trường Sa... mong quý Tòa xem xét giảm nhẹ mức án".
Về khoản bồi thường dân sự 9 tỷ đồng, bị cáo Lừng cho rằng, đó là khoản tiền quá lớn, kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ.
16h06:
Bị cáo Lê Văn Lừng tại phiên phúc thẩm chiều 22/4 Ảnh: Dân Trí |
Đến lượt mình, bị cáo Lê Văn Lừng (cựu cán bộ hải quan Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa), cấp dưới của ông Đức, cho rằng đến phiên phúc thẩm bị cáo mới nhận ra những sai phạm của mình...
Lê Văn Lừng trình bày, từ khi bị bắt đến nay mới ý thức việc làm của mình là sai. Quá trình được giao kiểm tra bước 3 sau khi được Phó Chi cục Huỳnh Hữu Đức chuyển hồ sơ, Lừng nói rằng tiếp nhận thông tin lúc hơn 3h30 chiều, đi tàu ra đến nơi đậu ụ nổi cũng phải hơn 5h chiều mới lên được ụ nổi. Lừng yêu cầu bật đèn lên để kiểm tra.
Sau đó về, Lừng báo cáo với Đức là ụ nổi rất cũ, có mùi tanh của sắt gỉ, của biển. Khi đó, Đức nói là cứ viết lại thông tin rồi cho thông quan. Tuy nhiên, lời khai tại cơ quan điều tra của Lừng lại thể hiện bị cáo phát hiện ụ bị han gỉ nhiều, xuống cấp, hư hỏng, máy phát điện không hoạt động được nhưng vì nghĩ món hàng có thể sửa chữa được để khắc phục ô nhiễm môi trường nên viết hồ sơ cho thông quan. Lừng xác định hành vi của mình là thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ chứ không phải cố ý làm trái. Lừng trần tình, nếu áp dụng quy định về tàu thì ụ nổi này đã quá tuổi so với quy định của luật nhưng băn khoăn sao các bước thẩm định cấp 1, cấp 2 vẫn cho qua, đến bị cáo là công chức cấp 3 rồi nên cũng “tặc lưỡi” cho qua. Lừng than vì mức án 8 năm tù quá nhiều, bố mẹ thì già, vợ bị ung thư. Khi bị bắt, bị cáo mới đưa vợ đi xạ trị được 1 lần nên cả bị cáo và gia đình đều rất sốc. Bị cáo xin được xem xét giảm án, hoàn cảnh vợ con, gia đình quá khó khăn, cũng không thể chạy vạy hỗ trợ bồi thường được. Cũng vì hoàn cảnh, Lừng xin được xem xét lại trách nhiệm bồi thường 9 tỷ đồng như tòa sơ thẩm phán quyết.
16h02:
Bị cáo Đức lập luận, nếu bản thân có động cơ, mục đích thì đã có việc tư lợi, nhận tiền chứ không thể cố sức để một món hàng như ụ nổi 83M được thông quan. Theo bị cáo, chỉ vì nhận thức chưa chuẩn nên dẫn đến sai sót.
Bị cáo cho rằng tòa sơ thẩm buộc bị cáo bồi thường 9 tỷ đồng trong số thiệt hại do thương vụ ụ nổi gây ra là quá nặng nề cho bị cáo vì khâu thông quan là khâu cuối cùng, dù gì ụ nổi cũng đã về đến Việt Nam, đã mua rồi.
16h:
Việc áp mã số ụ nổi, bị cáo Huỳnh Hữu Đức khẳng định đây là loại hàng hóa thông thường, không cần giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành cũng như giấy chứng nhận đảm bảo ô nhiễm môi trường. Vậy nên bị cáo và các đồng phạm đã cho phép thông quan.
Về quy định tuổi thọ của tàu biển, ụ nổi, tòa cho rằng làm hải quan, các bị cáo buộc phải biết điều này...
15h50
Bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) xác nhận bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội cố ý làm trái là đúng người đúng tội. Tuy nhiên, Đức cũng phân giải lại việc đến giờ mới nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển.
Huỳnh Hữu Đức xác nhận bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội cố ý làm trái là đúng người đúng tội. Tuy nhiên, Đức cũng phân giải lại việc đến giờ mới nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển.
Việc áp mã số ụ nổi, bị cáo Huỳnh Hữu Đức khẳng định đây là loại hàng hóa thông thường, không cần giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành cũng như giấy chứng nhận đảm bảo ô nhiễm môi trường. Vậy nên bị cáo và các đồng phạm đã cho phép thông quan.
Về quy định tuổi thọ của tàu biển, ụ nổi, tòa cho rằng làm hải quan, các bị cáo buộc phải biết điều này...
15h43:
Hội đồng xét xử yêu cầu dẫn giải ba bị cáo bị cách ly sáng nay (Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng) ra trước vành móng ngựa để thẩm vấn; yêu cầu chuyển các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và Trần Hải Sơn sang phòng bên cạnh để đảm bảo công tác xét xử.
15h32:
Thẩm vấn bị cáo Lê Văn Dương, một thành viên Hội đồng xét xử nói chua xót: "Tòa thấy tiếc cho bị cáo, sống trong gia đình giàu truyền thống. Thế mà vẫn phạm tội. Vậy, bị cáo nói cho Tòa biết, vì sao bị cáo phạm tội?".
"Dạ, tại thời điểm phạm tội, bị cáo không nhận ra mình sai phạm" - ông Dương khai.
15h24:
Trong phần thẩm vấn các đăng kiểm viên về ụ nổi 83M, bị cáo Lê Văn Dương (cựu cán bộ Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho rằng, thời điểm Vinalines mua ụ nổi, Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa có hướng dẫn về đăng kiểm ụ nổi. Do vậy, bị cáo phải tham khảo các văn bản liên quan.
"Theo nhận thức của bị cáo, ụ nổi không phải tàu biển" - bị cáo Dương khai trước Hội đồng xét xử.
15h17:
Bị cáo Trần Hữu Chiều trả lời thẩm vấn Hội đồng Xét xử |
Tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trần Hữu Chiều:
- Bị cáo khai thế không được. Tòa đang quan tâm ai là người chỉ đạo?
-Tổng giám đốc Mai Văn Phúc.
-Bị cáo Dũng có chỉ đạo gì không?
-Ông Dũng không chỉ đạo gì.
-Bị cáo có cùng bị cáo Sơn gặp Dương (Lê Văn Dương, SN 1970, cựu Đăng kiểm viên - PV) để làm báo cáo?
-Bị cáo không trao đổi riêng với anh Dương.
- Thế cả bị cáo và Sơn đều nói không gặp Dương, thì ai là người gặp anh Dương?
-Tí nữa HĐXX hỏi anh Dương.
-Sau khi có báo cáo chính thức trình anh Phúc, bị cáo và Sơn có gặp anh Dương đề nghị làm báo cáo không?
-Không ạ.
15h01:
Tình huống hi hữu xảy ra khi Tòa chuyển sang thẩm vấn bị cáo Mai Văn Khang, cựu Phó TGĐ Cty TNHH Một thành viên Vận tải viễn Dương.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa "Bị cáo kêu oan hay xin giảm nhẹ?", ông Khanh ấp úng: "Nếu HĐXX xét thấy bị cáo không có tội thì minh oan cho bị cáo, nhưng nếu thấy có tội thì xin giảm nhẹ hình phạt ạ".
14h58:
Cụ thể, VietNamNet trích dẫn thẩm vấn bị cáo Sơn:
- Liên quan đến lời khai của bị cáo về việc Phúc và Dũng phạm tội Tham ô, bị tuyên mức án cao nhất, vậy lời khai của bị cáo có khách quan và sự thật không?
-Có ạ.
- Bị cáo Dũng cho rằng, có thể ở giai đoạn điều tra bị cáo bị ép cung, mớm cung, tại tòa, bị cáo khẳng định có bị ép cung, mớm cung không?
-Dạ không.
- Liên quan đến câu hỏi bị cáo Phúc, bị cáo cùng với Khang đi khảo sát không?
-Dạ có ạ.
- Quyết định là do bị cáo Phúc ký đúng không?
-Vâng ạ.
14h45:
Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo Trần Hải Sơn khẳng định lại xem trong quá trình điều tra, bị cáo có bị ép cung, mớm cung hay không.
Bị cáo Sơn khẳng định không hề bị bất cứ tác động nào đến các lời khai trong quá trình điều tra.
14h40:
Hội đồng xét xử chuyển sang xét hỏi bị cáo Trần Hải Sơn.
14h30:
Bị cáo Mai Văn Phúc tại phiên tòa phúc thẩm. |
Hội đồng xét xử chuyển sang thẩm vấn bị cáo Mai Văn Phúc. Trả lời các câu hỏi của kiểm sát viên, ông Phúc cho rằng, có nhiều lúc ông ta ký kết văn bản nhưng... không đọc, do tin tưởng cấp dưới.
Tuy nhiên, ông Mai Văn Phúc cũng thừa nhận, những sai phạm ở Vinalines có phần trách nhiệm của mình.
HĐXX xét hỏi bị cáo Mai Văn Phúc: Trong 4 người bị xét xử ở tội tham ô, người ở cương vị thấp hơn bị cáo cũng có tiền bồi dưỡng. Bị cáo bảo không có tiền thì có vô lý không? Bị cáo suy nghĩ gì?
Bị cáo Mai Văn Phúc: Sự thật là bị cáo không biết việc đó. Họ ăn chia xong rồi thì bị cáo mới về nhận chức.
14h: Phiên tòa chiều tiếp tục.
Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines).
Bị cáo Trần Hữu Chiều khai nhận có tham gia khảo sát mua ụ nổi 83M, và đoàn công tác không phân công ai là trưởng đoàn.
Bị cáo Dương Chí Dũng và các bị cáo trong vụ án tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22/4. |
Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng () Sáng nay, 22/4, Tòa án Nhân dân Tối cao bắt đầu mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và các bị cáo trong vụ án này. |
Dương Chí Dũng liệu có thoát án tử hình? () Ngày mai 22/4, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng và các bị cáo liên quan đến vụ mua ụ nổi M83 tại Vinalines. |
8 bị cáo vụ “đại án” Vinalines kháng cáo Thông tin từ Tòa án nhân dân TP. Hà Nội cho biết, tính đến ngày 3/1, cơ quan này mới nhận được 8 đơn kháng cáo trong tổng số 10 bị cáo ở vụ “đại án” Vinalines đã được đưa ra xét xử sơ thẩm từ ngày 12 đến 16/12/2013. |
Lỗ hổng quản tài sản công nhìn từ "tàu thủng" Vinalines (Baodautu.vn) Trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được xét xử, có thể thấy, chỉ bằng vài thủ thuật đơn giản, hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước đã không cánh mà bay. Tòa tuyên Dương Chí Dũng án tử hình |
Tòa tuyên Dương Chí Dũng án tử hình Chiều nay, xác định cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng không hối cải, khai báo quanh co về việc gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ đồng, TAND Hà Nội đã tăng nặng hình phạt, tuyên án tử hình với ông này. Dương Chí Dũng 'tranh thủ' đọc thơ khi nói lời sau cùng Thuộc cấp đổ lỗi vì Dương Chí Dũng mà vướng vòng lao lý |
Đề nghị án tử hình với ông Dương Chí Dũng Chiều 13/12, với cáo buộc tham ô 10 tỷ đồng, cựu cục trưởng Hàng Hải Dương Chí Dũng và cựu tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc bị VKSND Hà Nội đề nghị mức án tử hình. Dương Chí Dũng lộ mâu thuẫn với tổng giám đốc An ninh nghiêm ngặt tại phiên xét xử Dương Chí Dũng Kê biên căn hộ trị giá triệu đô của Dương Chí Dũng |
Hữu Tuấn
-
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại -
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng -
Chờ xác định giá đất, doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó đủ đường -
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024