
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương” đang diễn ra ngày hôm nay, 13/12.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị là dịp quan trọng để các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương đánh giá toàn diện, rút ra bài học từ thực tiễn triển khai công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua, quán triệt tinh thần và nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là các chủ trương, đường lối, định hướng đối ngoại, từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong giai đoạn mới.
![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, trong thành tựu chung của hoạt động đối ngoại, có đóng góp quan trọng của đối ngoại địa phương (Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN) |
Đánh giá từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 năm 2018 đến nay, người đứng đầu ngành Ngoại giao cho biết, công tác đối ngoại thời gian qua đã đạt thành tựu quan trọng, khá toàn diện.
Nổi bật là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, huy động các nguồn lực quan trọng của bên ngoài cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, đã tranh thủ sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị Covid-19, trực tiếp phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho cả nước và các địa phương chuyển sang thích ứng an toàn với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.
Bên cạnh đó, quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn; đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc 2020-2021; đóng góp tích cực và có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn, vấn đề quốc tế quan trọng. Chủ động thúc đẩy đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP… Ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, một số mặt đã có những bước phát triển mới.
“Trong thành tựu chung đó của đối ngoại, có đóng góp quan trọng của đối ngoại địa phương”, Bộ trưởng ghi nhận.
Phấn khởi trước những kết quả quan trọng đã đạt được, song Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng lưu ý không tự mãn, chủ quan bởi tình hình quốc tế và trong nước đang chuyển biến mau lẹ, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề, yêu cầu về đối nội và đối ngoại, trong đó có công tác đối ngoại địa phương.
“Bối cảnh đó đòi hỏi quyết tâm, ý chí và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, trong đó có các địa phương, nhất là các địa phương đóng vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng kinh tế đất nước”, ông Sơn nhấn mạnh.
Căn cứ định hướng phát triển đất nước và đường lối đối ngoại của Đảng đề ra tại Đại hội XIII, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị, thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại địa phương. “Đối ngoại địa phương là một lĩnh vực công tác quan trọng của chính quyền địa phương, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị ở địa phương, đồng thời cũng là một bộ phận không tách rời trong công tác đối ngoại của đất nước”, ông nói.
Thứ hai, xác định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương là nhiệm vụ trung tâm của đối ngoại địa phương.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030 đề ra chủ trương “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”. Để góp phần đưa chủ trương đúng đắn này của Đảng đi vào cuộc sống, Bộ trưởng cho rằng, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao là nòng cốt, và các địa phương với tư cách là “trung tâm phục vụ”.
Bộ trưởng đề nghị, các địa phương cần chủ động, thường xuyên thông tin cho ngành Ngoại giao về các trọng tâm trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của mình gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của đất nước; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, trong đó có ngành Ngoại giao, từ khâu xây dựng cho đến thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển địa phương.
“Ngành Ngoại giao thông qua hoạt động đối ngoại và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục chủ động nắm bắt, bám sát nhu cầu và thực tiễn phát triển của các địa phương để tích cực hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương”, Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định.
Thứ ba, theo Bộ trưởng, cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong thực hiện công tác đối ngoại địa phương. Bên cạnh các lĩnh vực công tác truyền thống, cần mạnh dạn mở ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới và hướng đi mới có hiệu quả cao hơn, mang lại kết quả thiết thực hơn cho địa phương.
“Điều cuối cùng rất quan trọng là nâng cao năng lực của đối ngoại địa phương, trong đó then chốt là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương”, Bộ trưởng yêu cầu.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới