
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025
-
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu -
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
![]() |
USD mạnh lên, vàng không còn là ưu tiên số 1 của nhà đầu tư
Kể từ năm 2016 tới ngày 8/3/2022, giá vàng thế giới tăng gần 94%, từ 1.060 lên 2.052,4 USD/ounce. Sau đó, giá vàng thế giới đã giảm mạnh và hiện giao dịch ở mức gần 1.800 USD/ounce.
Giá vàng thế giới giảm trùng với giai đoạn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng lãi suất USD. Từ đầu năm tới tháng 7/2022, Fed đã 4 lần nâng lãi suất, từ mức 0,25% lên 2,5% và dự kiến còn 3 lần nâng lãi suất trong giai đoạn cuối năm 2022 để đưa lãi suất lên mức 3 - 3,5%.
Chính vì chính sách liên tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát, dòng tiền đã và tiếp tục đổ vào USD, bán ra các tài sản khác kể cả vàng - một kênh được xem là tài sản trú ẩn.
Có thể thấy, trước áp lực mạnh lên của USD, giá hàng hoá và đặc biệt giá vàng tiếp tục xu hướng giảm trong các đợt tăng lãi suất cuối năm của Fed.
Được biết, vàng được chia chủ yếu thành vàng trang sức và vàng miếng. Trong đó, vàng miếng chủ yếu được mọi người tích trữ như tài sản, với biên lợi nhuận duy trì ở mức thấp. Ngược lại, vàng trang sức có biên lợi nhuận cao hơn và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế.
Thêm nữa, vàng trang sức là hàng hoá xa xỉ, có giá cao, nhưng không thiết yếu. Đây là loại hàng hoá cao cấp có độ co giãn cao về nhu cầu, vì khi mọi người giàu có hơn, họ sẽ mua thêm hàng hoá xa xỉ. Ngược lại, khi thu nhập suy giảm, hoặc kỳ vọng suy giảm, nhu cầu mua hàng xa xỉ có thể sẽ giảm trở lại.
Trong thời điểm hiện tại, lo ngại suy thoái, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang ảnh hưởng tới sức mua và tiêu thụ các hàng hoá xa xỉ trên thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ.
Được biết, tại PNJ, năm 2012, khi nhận thấy thị trường vàng miếng gặp khó khăn, Công ty đã bắt đầu xây dựng kế hoạch tập trung vào mảng kinh doanh trang sức.
Tháng 10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau gần 18 tháng thi công. Bước sang năm 2013, PNJ tiếp tục chuyển từ sản xuất sang bán lẻ khi thành lập trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ tại TP.HCM. Năm 2014, Công ty đẩy mạnh mở cửa hàng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với việc chuyển mình như vậy, năm 2021, trong cơ cấu doanh thu của PNJ, có 58,7% đến từ bán lẻ, 13,5% đến từ bán sỉ, 25,6% đến từ vàng miếng và còn lại 2,2% thuộc về lĩnh vực khác. Trong 6 tháng đầu năm 2022, bán lẻ chiếm 58,6%, bán sỉ chiếm 11,8%, vàng 24k chiếm 28,2% và còn lại (1,4%) đến từ lĩnh vực khác.
Có thể thấy, từ thời điểm đẩy mạnh chuyển đổi (năm 2012) tới nay, PNJ đã chuyển dịch thành công cơ cấu doanh thu khi bán lẻ và bán xỉ chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng, trong khi tỷ trọng vàng miếng không còn đóng góp lớn như thời điểm trước chuyển đổi.
Áp lực 7.959 tỷ đồng tồn kho khi giá vàng lao dốc
Giai đoạn chuyển mình của PNJ trùng với thời gian giá vàng thế giới tăng. Công ty chuyển dịch từ lĩnh vực vàng miếng với biên lợi nhuận thấp sang lĩnh vực vàng trang sức với biên lợi nhuận cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp đạt đỉnh năm 2019 (đạt 20,36%), sau đó bắt đầu suy giảm theo thời gian.
Trong 6 tháng đầu năm nay, biên lợi nhuận gộp của PNJ chỉ còn 17,6%, thấp hơn 2,76% so với năm 2019.
Được biết, tính tới ngày 30/6/2022, PNJ có tới 7.959,3 tỷ đồng tồn kho, chiếm 72,2% tổng tài sản. Trong đó có 4.978,7 tỷ đồng thành phẩm; 2.286,2 tỷ đồng hàng hoá; 504,5 tỷ đồng nguyên vật liệu; 152,1 tỷ đồng chi phí sản xuất dở dang; 37,9 tỷ đồng công cụ, dụng cụ. Như vậy, tồn kho của Công ty chủ yếu là hàng hoá và thành phẩm.
Thêm nữa, phần lớn thành phẩm và hàng hóa của Công ty được trưng bày tại 351 cửa hàng. Đây là lượng tồn kho sẽ cần thời gian để bán ra thị trường và có độ trễ nhất định giữa thời điểm nhập hàng và thời điểm bán ra.
Việc giá vàng thế giới giảm (mặc dù giá trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới, nhưng sẽ sớm đồng pha và giảm theo xu hướng chung) sẽ gây áp lực ngược trở lại đối với tồn kho giá cao của Công ty.
Trước đó, trên sàn hàng loạt doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thép đã báo cáo lợi nhuận quý II/2022 lao dốc do giá thép bán ra giảm mạnh và dự kiến sớm phải trích lập thêm giảm giá tồn kho trong các quý còn lại của năm 2022.
Tại buổi Analyst Meeting quý II/2022, đại diện PNJ chia sẻ, sức mua quý I/2022 đã hồi phục sau dịch Covid-19 và thị trường mua sắm đầu năm sôi động, song bước sang quý II, thị trường bán lẻ đã suy giảm trở lại.
Được biết, trong quý II/2022, PNJ ghi nhận doanh thu đạt 8.067,78 tỷ đồng, tăng 81,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 367,03 tỷ đồng, tăng 64,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm, từ 18,7% còn 18%.

-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu -
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần -
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025 -
Lideco đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics