
-
M&A - xu hướng và thách thức mới nổi
-
Công bố hợp tác chiến lược giữa AZ Petro và Petronas
-
Start-up công nghệ sạch - hướng đi mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp
-
Đắk Nông lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp, người lao động khó khăn chưa từng thấy -
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Công an
Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 vừa được công bố, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) đã giữ vững đà tăng trưởng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
6 tháng đầu năm 2022, trước tình hình thị trường, địa chính trị thế giới có nhiều biến động, phức tạp, khó lường, PVFCCo đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dự báo chính xác, tận dụng tối đa cơ hội thị trường để tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh, đạt doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế trên 4.000 tỷ đồng (công ty mẹ).
![]() |
Kết quả này là nhờ ưu thế có được khi chủ động và dự trữ được khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, cùng đội ngũ nhân sự có tay nghề và kinh nghiệm vận hành dày dạn, bảo dưỡng tốt, nên Nhà máy Đạm Phú Mỹ và các xưởng sản xuất của PVFCCo đã hoạt động an toàn, liên tục, sản lượng đạt hơn 600.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tăng hơn 30% so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, dù hoạt động đã gần 2 thập kỷ nhưng Nhà máy vẫn đạt thành tích đáng tự hào về vận hành liên tục dài ngày với kỷ lục mới. Tính đến ngày 28/7/2022, xưởng Amonia đã chạy liên tục 435 ngày và xưởng urea chạy liên tục 277 ngày.
Thành tích này bỏ xa kỷ lục trước đó vào năm 2016 của Nhà máy khi chạy liên tục 279 ngày đối với Xưởng Amonia và 192 ngày đối với Xưởng Urea. Nhà máy cũng sản xuất thành công và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, tiêu biểu là dòng NPK Phú Mỹ chứa vi sinh vật có ích, lần đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam.
Về kinh doanh, tổng sản lượng kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất của Tổng công ty đạt gần 700.000 tấn, tăng hơn 8% so với cùng kỳ 2021. Trong bối cảnh thị trường phân bón biến động lớn về giá, nguồn cung hàng nhập khẩu đứt gãy do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga- Ucraina, nhu cầu sử dụng sụt giảm... thì con số tăng trưởng sản lượng kinh doanh trên là vô cùng ý nghĩa, phản ánh sự nhanh nhạy, đúng đắn trong các quyết sách kinh doanh của Tổng công ty.
![]() |
Hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có bước tiến tốt khi có sản lượng xuất khẩu lớn, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn “doanh nghiệp toàn cầu” trong định hướng chiến lược phát triển mới mà Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên họp thường niên 2022 vừa qua.
Đối với cộng đồng, PVFCCo cũng đã có hàng loạt chương trình an sinh xã hội thiết thực và ý nghĩa. Tiêu biểu là chuỗi chương trình kết hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm, khoa học, hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững; chương trình “Nhà nông Phú Mỹ” nhằm xây dựng các hạt nhân để lan tỏa kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến trong cộng đồng; các chương trình trao quà cho người nghèo, xây dựng các trường học, trạm y tế ... tại khắp các vùng miền trên cả nước.

-
Đắk Nông lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp -
Doanh nghiệp, người lao động khó khăn chưa từng thấy -
Nhìn lại cuộc cách mạng tại Coteccons -
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Công an -
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 cán mốc sản lượng 30 tỷ kWh điện -
Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá tại Australia -
Hỗ trợ sớm ngày nào, doanh nghiệp và người lao động đỡ khó ngày đó
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Chế biến – Chế tạo
-
Tập đoàn Sao Đỏ tiếp tục hợp tác với RMIT để đào tạo nhân lực
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên công nghệ
-
Tiếp tục phát sóng chương trình Tạp chí “Phát triển sản phẩm chủ lực” năm 2023