Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Quân đội đảo chính, chính trường Thái Lan chao đảo
Nhất Ngang - 23/05/2014 10:41
 
 Chỉ trong vòng 2 ngày, hàng loạt sự kiện chính trị đã diễn ra ở Thái Lan, đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Thái Lan bị tòa hiến pháp phế truất

Quân đội đảo chính

Ngày hôm qua (22/5), Quân đội Thái Lan do Tướng Prayut Chan-O-Cha đứng đầu đã tiến hành đảo chính, lật đổ Chính phủ mới thành lập của Thủ tướng tạm quyền Niwuttamrong Boonsongpaisan, chỉ 2 ngày sau khi ban bố tình trạng thiết quân luật.

 

Tướng Prayut Chan-O-Cha, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan

 
  Tướng Prayut Chan-O-Cha, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan  

Ngay sau khi đảo chính, toàn bộ đất nước Thái Lan bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội. Hiện tại, chỉ có Thượng viện và các tòa án Thái Lan vẫn hoạt động. Tất cả các đài truyền hình, phát thanh được yêu cầu ngừng phát sóng các chương trình hàng ngày và chỉ phát những tin do quân đội đưa ra. Các dịch vụ Internet cũng bị cắt từ 21h30 đêm ngày 22/5.

Hiến pháp năm 2007 của Thái Lan cũng bị đình chỉ, thay vào đó Quân đội Thái Lan tuyên bố thành lập Ủy ban Gìn giữ hòa bình quốc gia nắm quyền điều hành đất nước. Quân đội cũng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 22 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau

 

Ngay sau khi đảo chính, toàn bộ đất nước Thái Lan bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội

 
  Ngay sau khi đảo chính, toàn bộ đất nước Thái Lan bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội  

Động thái này của Quân đội Thái Lan đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ dư luận quốc tế. Từ Hội đồng Liên hợp quốc, EU và Mỹ đều đưa ra những phản ứng gay gắt về hành động bất ngờ này.

 "Chúng tôi đang xem xét lại hỗ trợ và các can dự giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ thông báo khi có quyết định", phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay không có sự biện minh nào cho điều đó và nói rằng 10 triệu USD viện trợ song phương có thể bị tạm ngừng.

“Ông Hollande lên án việc quân đội nắm quyền lực tại Thái Lan và kêu gọi nước này ngay lập tức quay trở lại trật tự theo hiến pháp và tiến hành bầu cử”, thông cáo từ văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande nêu rõ.

Bước đi chính trị mạo hiểm này của Quân đội Thái Lan đã đẩy đất nước "Chùa vàng" không những rơi vào trạng thái bị quốc tế cô lập, mà còn gây nên tình trạng bất ổn trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Đàm phán hay thủ tiêu?

Ngay sau khi tuyên bố đảo chính, Quân đội Thái Lan đã yêu cầu cựu nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, các thành viên của nội các hiện đã bị phế truất, cùng các lãnh đạo của đảng Puea Thai vốn nắm quyền trước đó, cùng Thủ tướng tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan ra trình diện vào 10h sáng ngày hôm nay, 23/5. Hiện chưa rõ tung tích của ông Niwattumrong, Thủ tướng tạm quyền đã không tham gia 2 ngày đối thoại do quân đội tổ chức tại CLB quân đội hoàng gia, với khẳng định ông là thủ tướng và sẽ không tham dự cuộc họp do tư lệnh quân đội chủ trì. 

 

Cựu nữ Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra

 
  Cựu nữ Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra  

Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với các thành viên của chính phủ bị lật đổ nếu họ ra trình diện. Nhưng ít phút trước cuộc đảo chính, các lãnh đạo của đảng Puea Thai và đảng Dân chủ đối lập, cùng lãnh đạo biểu tình của các bên, đã bị quân đội đưa đi khỏi các cuộc đàm phán ở Bangkok, vốn được ông Prayut chủ trì để thu hẹp bất đồng giữa các đảng đối lập.

Trong một diễn biến khác, ông Prayuth-người đứng đầu Quân đội đã đưa ra cho cuộc họp 7 bên 3 giải pháp. Đầu tiên ông đề xuất chính phủ tạm quyền từ chức, hai là một chính phủ lâm thời được lập ra, và ba là cả hai phong trào áo đỏ và Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân chấm dứt tuần hành.

 

Cựu Thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra

 
  Cựu Thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra  

Cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, người vẫn có thế lực rất mạnh ở Thái Lan đã lên tiếng từ chối tất cả những yêu sách của Quân đội. Đồng thời đề nghị Đảng Pheu Thái chiến đấu hết sức theo khuôn khổ pháp lý.

Theo một nguồn tin, ông Thaksin đã đưa ra một đề xuất khác, đó là quân đội ra lệnh ân xá cho tất cả các bên, và gia đình Shinawatra sẽ rút lui khỏi chính trị.

Nguồn tin này cũng cho biết, ông Thaksin sẽ vận động để gia tăng sức ép với quân đội, buộc họ phải tổ chức bầu cử sớm nhất có thể.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư