-
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định -
Bắt cựu Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Lê Thúy Hằng
Trao đổi với Phóng viên Báo đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Hoàng Văn Trường – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa cho biết, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2014, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng phòng, ban và đội quản lý thị trường trực thuộc.
Thưa ông, để thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa về chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2014, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã đề ra nhiệm vụ cụ thể như thế nào?
Chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2014 đã được Trưởng ban Ban chỉ đạo 389 tỉnh ban hành với mục đích, yêu cầu cụ thể.
Một là, tạo chuyển biến rõ nét, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, Huyện, Thị xã, Thành phố trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ông Hoàng Văn Trường – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa |
Hai là, phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn hiệu quả; điều tra, xử lý kịp thời; đầy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện ổn định và lành mạnh thị trường, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ba là, chủ động, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chủ trương, giải pháp chỉ đạo ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra, xử lý, nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với các đối tượng hoạt động chuyên nghiệp, đường dây, ổ nhóm, phát luồng hàng cấm, hàng lậu, hàng giả.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo 389 huyện, thị xã thành phố, ban hành kế hoạch số 445/KH-QLTT Ngày 15/7/2014 về triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý thị trường 6 tháng cuối năm 2014; Kế hoạch số 508/KH-QLTT ngày 8/8/2014 về tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm 2014.
Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp gì để triển khai nhiệm vụ trên, thưa ông?
Chúng tôi tập trung vào một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Chi cục tăng cường công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng trong cán bộ, công chức, lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngừng rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tiếp tục “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu, phiền hà trong thực thi công vụ.
Thứ hai là tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 875-QĐ/TU ngày 12/3/2013 cảu Ban Thường vụ tỉnh ủy về quy định một số vấn đề quản lý cán bộ đảng viên; Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 17/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước; Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 4/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ Công Thương về một số giải pháp cấp bách nâng cao công tác Quản lý thị trường.
Thứ ba là với phương châm “xiết chặt kỷ cương, tinh thông nghiệp vụ”, thực hiện nghiêm các quy định về hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường; quy trình nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường. Cử cán bộ đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương và địa phương tổ chức.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức quản lý thị trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt “Đề án tổ chức Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa đến năm 2020” để triển khai thực hiện.
Thứ tư là tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tháng để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính; gắn trách nhiệm của cán bộ công chức, lao động hợp đồng được giao phụ trách địa bàn, lĩnh vực với kết quả kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với lãnh đạo, người đứng đầu phòng chuyên môn, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc hoặc cán bộ, công chức, lao động hợp đồng để xảy ra tình trạng vi phạm trên địa bàn, lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách.
Và cuối cùng là thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo, các thông tin từ phương tiện truyền thong đại chúng; phản ảnh của quần chúng nhân dân qua hộp thư góp ý, đường dây nóng để có biện pháp uốn nắn chấn chỉnh cán bộ, công chức, lao động hợp đồng trong thực thị nhiệm vụ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Ông có thể cho biết một số kết quả kiểm tra, kiểm soát của Lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian gần đây?
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa với tinh thần chủ động, sáng tạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp và thu được một số kết quả, góp phần ổn định thị trường.
Về công tác kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng thuốc tân dược: Chi cục đã kiểm tra 360 vụ, 1 vụ chuyển khởi tố hình sự, xử phạt 335 vụ, phạt vi phạm hành chính 1.517 triệu đồng, tịch thu 11.400 viên thuốc Maxman Tablets nhập lậu, tiêu hủy 442 viên, 194 kg, 9 chai thuốc tân dược các loại, trị giá hàng tịch thu tiêu hủy 260,75 triệu đồng.
Về công tác kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng phân bón: Chi cục đã kiểm tra 90 vụ, xử lý 72 vụ, phạt vi phạm hành chính 271,6 triệu đồng; tịch thu 11.250 kg phân bón giả, trong đó: 6.000 kg phân bón NPK giả chất lượng; 5.250kg phân bón NPK thành phẩm giả mạo nhãn hiệu. Tang vật tịch thu gồm: 8.100kg phân bón dùng làm nguyên liệu sản xuất, 1.600 bao bì giả mạo nhãn hiệu, 02 máy khâu bao bì, trị giá hàng tịch thu 46,6 triệu đồng.
Bên cạnh đó Chi cục cũng đã có hơn 200 cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc lá, mũ bảo hiểm. Xử phạt hành chính gần 800 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy gần 10 tấn thức ăn có chất cầm, 3.673 bao thuốc lá lậu,... trị giá hơn 400 triệu đồng.
Đặc biệt trong dịp Tết trung thu 2014 vừa qua; Chi cục đã kiểm tra 272 vụ, xử lý 205 vụ, thu phạt vi phạm hành chính 307 triệu đồng, tịch thu 4.886 khẩu súng nhựa, 1.222 cái kiểm nhựa, 227 đèn lồng nhập lậu, 1.645 kg bánh kẹo không đảm bảo ATTP. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2014. Chi cục đã có tổng số 3.792 vụ kiểm tra, chuyển khởi tố hình sự 03 vụ, xử lý 3.501 vụ, số tiền thu phạt gần 13 tỷ đồng và trị giá hàng chờ bán, chờ tiêu huỷ hơn 710 triệu đồng…
Quản lý thị trường Thanh Hóa có nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng ban chỉ đạo 389 tỉnh thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; giúp Trưởng ban điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo 389 tỉnh theo kế hoạch, chương trình công tác được trưởng ban chỉ đạo phê duyệt hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ngành, Lực lượng chức năng và các Huyện, Thị xã, Thành phố trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và một số nhiệm vụ khác... Với chức năng là Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã phối hợp với các thành viên tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng ban Ban chỉ đạo 389 ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thanh Hoá tại Quyết định số 2869/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh; phân công cụ thể cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn như: Thuốc chữa bệnh, xăng dầu, lương thực thực phẩm, giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi... và tập trung đấu tranh đối với các hàng vi buôn lậu, vận chuyển trái phép: ma túy, gỗ, khoáng sản, xăng dầu, thuốc lá, thực phẩn chức năng, phân bón giả, hàng tạm nhập tái xuất... Thực hiện Công văn chỉ đạo số 591/BCĐ-QLTT ngày 9/9/2014 của Ban chỉ đạo 389 tỉnh về việc thực hiện kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Ban chỉ đạo 389 quốc gia tại cuộc họp với Bộ Quốc phòng về công tác chống tội phạm, chống buôn lậu. |
Sĩ Chức
-
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Cuộc chiến chống lãng phí: Khắc khoải và kỳ vọng của doanh nghiệp -
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định -
Bắt cựu Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Lê Thúy Hằng -
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị nóng về tăng cường bảo đảm an toàn hàng không -
Chi nhánh Din Capital tại Quảng Ngãi bị truy thu hơn 4,4 tỷ đồng tiền thuế -
Đại gia Nguyễn Cao Trí sắp hầu tòa vụ “bẻ lái” kết luận của Thanh tra Chính phủ
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững