-
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời -
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng -
Phát triển Đô thị Kinh Bắc huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm
VPS |
Lợi nhuận quý IV giảm 62%, cả năm vẫn tăng nhẹ
Công ty cổ phần Chứng khoán VPS vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV với doanh thu hoạt động đạt 1.412 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ. Gần như toàn bộ các mảng kinh doanh của VPS đều ghi nhận sự sụt giảm so với quý IV/2021.
Trong đó, nghiệp vụ môi giới vẫn là mảng đóng góp nhiều nhất vào doanh thu hoạt động với 550 tỷ đồng nhưng con số này giảm 50% so với cùng kỳ. Trên thị trường cổ phiếu, VPS tiếp tục giữ “ngôi vương” về thị phần môi giới trong nhóm các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, so với quý liền trước, thị phần của công ty chứng khoán này giảm ở cả ba sàn. Trên sàn HoSE , thị phần của VPS giảm mạnh từ 18,71% xuống còn 14,81%. Còn ở sàn HNX, VPS vẫn giữ ngôi vương với khoảng cách tách biệt với nhóm đằng sau dù giảm 0,81% thị phần trong quý IV.
Bên cạnh đó, doanh thu tư vấn tài chính kỳ này chỉ đạt 7 tỷ đồng, giảm 93%. Mảng đóng góp lớn thứ 2 trong doanh thu hoạt động là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) cũng giảm 57% và đạt 514 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu lưu ký là mảng hiếm hoi có tăng trưởng với mức tăng 15% lên 16,3 tỷ đồng.
Tương ứng, chi phí hoạt động của VPS cũng giảm hơn 52% so với cùng kỳ, xấp xỉ 1.121 tỷ đồng. Lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 62% xuống còn 523 tỷ đồng. Chi phí tự doanh và chi phí môi giới giảm lần lượt 13% và 44%. Ngoài ra, chi phí tài chính cũng giảm đến 46% xuống 116 tỷ đồng.
VPS báo lãi sau thuế quý IV/2022 đạt 74 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2022, dù doanh thu hoạt động giảm 11% xuống 8.440 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng nhẹ gần 1% và đạt 804 tỷ đồng.
Dù vậy, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS)của Chứng khoán VPS lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bình quân năm 2022 gấp 3 lần năm trước. EPS đã giảm từ mức 6.277 đồng năm 2021 xuống còn 2.057 đồng năm vừa qua.
Thu hẹp quy mô tài sản , tăng trữ tiền mặt
Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô vốn điều lệ của VPS đạt hơn 5.700 tỷ đồng. Lợi nhuận để lại chưa phân phối xấp xỉ 2.584 tỷ đồng, tương đương gần nửa vốn điều lệ công ty chứng khoán này. Trong năm 2022, VPS đã thu hẹp đáng kể quy mô tài sản dù nhích lên trong quý cuối cùng của năm. Tổng tài sản cuối năm đạt 20.215 tỷ đồng, giảm hơn 6.600 tỷ đồng (+25%) so với số đầu năm.
VPS đã bán toàn bộ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng, trong khi số dư đầu năm là 2.311 tỷ đồng. Dư nợ margin cấp cho các khách hàng cũng chỉ còn 6.170 tỷ đồng, giảm gần 4.400 tỷ đồng (- 41%) so với thời điểm đầu năm và giảm 2.300 tỷ đồng trong riêng quý IV. Cùng với đó, các khoản phải thu cũng giảm xuống mức 259 tỷ đồng trong khi số đầu năm là 2.117 tỷ đồng, phần lớn nhờ thu hồi được khoản phải thu bán các tài sản tài chính.
Danh mục tài sả tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL của VPS đạt 3.756 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm, giảm so với mức 4.096 tỷ đồng hồi đầu năm, trong đó VPS nắm giữ chủ yếu là công cụ thị trường tiền tệ.
Ở chiều ngược lại, VPS tăng tích trữ tiền gửi dưới 3 tháng có tính thanh khoản cao. Chỉ trong 3 tháng cuối năm, tiền và tương đương tiền đã tăng 8.070 tỷ đồng lên 9.191 tỷ đồng. Bên cạnh việc tích cực thu hồi các khoản phải thu, giảm cho vay margin…, VPS cũng đã tăng vay nợ trở lại trong quý IV.
Vay ngắn hạn tại ngày 31/12 xấp xỉ 10.840 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa nguồn vốn của công ty chứng khoán này. Con số trên giảm gần 4.400 tỷ đồng so với đầu năm nhưng cao hơn nhiều mức 7.750 tỷ đồng cuối quý III. Sau đợt phát hành năm 2021, VPS không có thêm đợt tăng vốn nào trong năm vừa qua.
Phần tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý cuối kỳ ở mức 17.350 tỷ đồng, giảm 5,6% so với đầu năm.
-
Gỗ Trường Thành chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán bán niên năm 2024 -
Thực phẩm Sao Ta tiếp tục cải thiện doanh số trong tháng 8/2024 -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Mcredit công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 -
Doanh thu DIC Corp giảm 186,52 tỷ đồng sau kiểm toán bán niên 2024 -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng