Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Quảng Nam: Cán bộ e ngại sai sót, giải ngân đầu tư công không đạt yêu cầu
Hoàng Anh - 22/08/2022 13:00
 
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tỉnh Quảng Nam cao hơn trung bình cả nước, tuy nhiên vẫn không đạt yêu cầu đề ra.

Ngày 22/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã cho biết, Tỉnh đã có báo cáo tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đến ngày 31/7/2022, gửi các Bộ, ngành Trung ương.

Theo đó, tổng vốn đầu tư công năm 2022 tỉnh Quảng Nam là hơn 6,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2022 là hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài là 461 triệu đồng.

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 toàn tỉnh (không bao gồm các dự án do Trung ương quản lý) đến hết ngày 31/7/2022 là hơn 2,2 nghìn tỷ đồng, đạt 35,8%.

Trong đó, kế hoạch vốn năm 2022 giải ngân là hơn 2 nghìn tỷ đồng, đạt 36,9% so với kế hoạch vốn đã qua hệ thống Kho bạc nhà nước, đạt 35,7% so với kế hoạch vốn được giao tại Quyết định số 3626/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh; kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài giải ngân hơn 113 triệu đồng, đạt 24,5%

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác số 5 của Chính phủ về đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công làm việc với tỉnh Quảng Nam trong tháng 7/2022.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác số 5 của Chính phủ về đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công làm việc với tỉnh Quảng Nam trong tháng 7/2022.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, kết quả giải ngân vốn đầu tư 7 tháng đầu năm cao hơn so với kết quả giải ngân cùng kỳ năm 2021 và trung bình chung của cả nước nhưng chưa đạt yêu cầu tại Quyết định về Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của Tỉnh.

Nêu nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư không đạt yêu cầu, tỉnh Quảng Nam cho biết, nguyên nhân chủ quan là do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm; giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là giá thép, xăng dầu và việc thiếu các mỏ đá, mỏ đất làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đặc điểm lịch sử quản lý đất đai của tỉnh Quảng Nam dẫn đến việc xác nhận nguồn gốc đất và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Về nguyên nhân chủ quan, tỉnh Quảng Nam cho rằng, số lượng nhân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án tại các Sở xây dựng chuyên ngành còn ít, trong khi khối lượng công việc nhiều.

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2022.
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2022.

Đáng chú ý, tâm lý cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư trong thời gian hiện nay còn e ngại những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến tiến độ các dự án chậm. Công tác tổ chức thực hiện tại một số chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu quyết liệt, sâu sát; công tác chuẩn bị thủ tục dự án mới chậm, chất lượng hồ sơ chưa tốt nên vướng mắc khi triển khai.

Ngoài ra, các dự án chuyển tiếp gặp vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quản lý hiện trạng, thỏa thuận áp giá đền bù, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất. Các dự án khởi công mới chậm trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện công tác đấu thầu, thương thảo hợp đồng. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài chỉ giải ngân đạt 17,1%  do gặp vướng mắc trong thủ tục giải ngân dự án…

Trong năm 2022, tỉnh Quảng Nam đã đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công.

Mỏi mòn “sống treo” tại Làng đại học Đà Nẵng
Sau 25 năm, người dân vùng dự án Làng đại học Đà Nẵng vẫn mỏi mòn trông ngóng, chẳng biết bao giờ mới thoát cảnh “sống treo”.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư