
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
Ngày 11/1, ông Huỳnh Văn Mười, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng chương xúc tiến đầu tư trong năm 2021.
Theo đó, mục tiêu của tỉnh Quảng Nam là đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao; lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN, CCN, hạ tầng sân bay, cảng biển, hạ tầng giao thông đô thị.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, chú trọng xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành điện, điện tử và dệt may - da giày, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu địa phương.
![]() |
Tỉnh Quảng Nam đã bàn hành cụ thể chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021. |
Theo ông Mười, tỉnh Quảng Nam sẽ đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư. Coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp phép đầu tư; trực tiếp làm việc với nhà đầu tư để xác định các danh mục dự án mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực của nhà đầu tư và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chú trọng các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Quảng Nam sẽ kiên quyết từ chối thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khai thác lãng phí nguồn tài nguyên, công nghệ lạc hậu…
“Để nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2021, chúng tôi sẽ xây dựng bản đồ số, qua đó hệ thống hóa, số hóa các số liệu, dữ liệu về các quy hoạch; môi trường đầu tư; quỹ đất đai, cơ sở dữ liệu chuyên sâu về lĩnh vực dự định thu hút đầu tư ở những khu vực cụ thể, qua đó hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, triển khai lập quy hoạch chi tiết dự án và lập dự án đầu tư. Ngoài ra, trong năm 2021, tỉnh Quảng Nam cũng dự kiến tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Nam”, ông Mười thông tin.
![]() |
Tỉnh Quảng Nam chú trọng thu hút các dự án về công nghiệp. |
Ông Mười cũng cho hay, tỉnh Quảng Nam sẽ hợp tác với các đơn vị, Viện nghiên cứu, các Công ty tư vấn đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng đầu tư của đối tác đầu nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu... và các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước. Tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngoài tại các thị trường mục tiêu là các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Dubai, Hồng Kông, Đài Loan... Tiếp tục rà soát, cập nhật và xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt sẽ rà soát thực trạng các dự án đã được thực hiện, các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai, các dự án đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thu hồi đất... tránh tình trạng các dự án “treo”, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án.
The Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam, năm 2020, tỉnh đã cấp mới 50 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 8.140 tỷ đồng, trong đó một số dự án có quy mô lớn như: Nhà máy sản xuất xe tải Thaco với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng; Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinacapital – Hội An với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng… Lĩnh vực đầu tư tập trung vào các ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản… Số dự án đầu tư trong nước tính đến thời điểm hiện nay là 700 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 165.000 tỷ đồng.
Về dự án đầu tư nước ngoài (FDI), năm 2020 tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 7 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33 triệu USD của các nhà đầu tư đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Singapore, Macau, Hồng Kong, Pháp, Đức… Tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến nay là 197 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5,93 tỷ USD.
-
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB