
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Tiếp tục chiến lược liên kết
Điều này một lần nữa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại với Quảng Nam tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Nam 2017 vừa diễn ra. Theo Thủ tướng, Quảng Nam là địa phương có truyền thống trong giao thương, mở rộng liên kết, buôn bán liên vùng, liên quốc gia. Do vậy, trong tình hình mới hiện nay, Quảng Nam cần phải tiếp tục chiến lược liên kết để vươn ra biển lớn.
“Hai mươi năm tới, Quảng Nam phải trở thành một địa phương giàu có, phát triển toàn diện của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, dựa trên nền tảng cạnh tranh năng suất, tính sáng tạo và liên kết”, Thủ tướng nói.
![]() |
Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “chìa khoá” thành công của tỉnh Quảng Nam nằm ở yếu tố đánh thức tiềm năng con người, vận dụng tốt yếu tố tài nguyên sẵn có và không gian liên kết kinh tế của các tỉnh miền Trung, đặc biệt là 2 tỉnh lân cận. Quảng Nam cũng phải chú trọng đến yếu tố liên kết chiến lược chuỗi giá trị với các địa phương có lợi thế trong cả nước như Vĩnh Phúc (hợp tác phân công sản xuất ô tô), Hà Nội và TP.HCM (hợp tác kết nối du lịch) để phát huy các lĩnh vực thế mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, Quảng Nam phải tận dụng được vị trí chiến lược của mình, tạo cho được sự kết nối, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa Quảng Nam với hai đầu là Đà Nẵng và khu vực Dung Quất của Quảng Ngãi. Từ đó, tăng cường sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau, dần dần tạo nên thương hiệu mạnh, một địa chỉ đỏ thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia từ các nước có công nghệ cao, công nghệ sạch... tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.
Thu hút nhiều hơn “sếu đầu đàn”
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Quảng Nam dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng hiện mới chỉ có một “con sếu” lớn là Ô tô Trường Hải - Chu Lai. Do vậy, Quảng Nam cần có cơ chế để tiếp tục thu hút những “sếu đầu đàn” khác, đặc biệt là đối với những lĩnh vực kinh tế có thế mạnh như công nghiệp chế biến sâu, chế biến dược liệu, lâm sản, du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp hữu cơ….
Hàng loạt “sếu đầu đàn” đã tề tựu
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Nam 2017, 32 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 15,8 tỷ USD, đã được UBND tỉnh Quảng Nam trao quyết định chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ thỏa thuận nghiên cứu đầu tư tại một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Những cái tên nổi bật trong số các nhà đầu tư này là Vingroup, BRG, Mazda…
“Quảng Nam cần phải có cơ chế thu hút những doanh nghiệp lớn, có quy mô, có năng lực cạnh tranh cao, mô hình hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện hội nhập cao, sự năng động của chính những doanh nghiệp này sẽ là trụ cột và là động lực tăng trưởng lớn, tạo việc làm, cung cấp phúc lợi cho người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để làm được việc này, Quảng Nam cần phải đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho nhà đầu tư, đồng thời cũng phải có hệ thống pháp luật minh bạch để giữ vững môi trường kinh doanh tốt.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, Quảng Nam đạt được những thành tựu hôm nay là có vai trò rất lớn của nhà đầu tư, cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam xác định, doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển và luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa phương, quyết tâm xây dựng Quảng Nam “đất lành” đón các làn sóng đầu tư.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn