-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
Kỳ họp thứ 4 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. |
Tại Kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Nghị quyết quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Nghị quyết, đến năm 2030 Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế; là tỉnh phát triển công nghiệp với hai ngành chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép; thu hút các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.
Quảng Ngãi từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là lĩnh vực du lịch; phát triển các mô hình về nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Tỷ lệ đô thị hóa được nâng cao với cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh dần được hoàn thiện.
Quảng Ngãi sẽ phát triển công nghiệp với hai ngành chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép. |
Theo quy hoạch, Quảng Ngãi có hai trung tâm động lực tăng trưởng là: Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khu du lịch Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển - đảo quốc gia. Quảng Ngãi cũng phát triển theo 4 hành lang kinh tế chiến lược gồm: Hành lang kinh tế Bắc Nam; Đông Tây phía Bắc; Đông Tây phía Nam và nội tỉnh...
Tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 7,25 - 8,25%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.700 - 7.900 USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, ngang với bình quân cả nước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho giai đoạn 2021-2030 khoảng 410.000 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2030 đạt trên 75%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1-1,5%/năm, giai đoạn 2021-2025 và 0,5-1%/năm, giai đoạn 2026-2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, qua thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia đánh giá rất cao chất lượng quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lập quy hoạch tỉnh.
“Hiện UBND tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, tính kế thừa, đổi mới, phát triển; tổ chức công bố, công khai quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch”, ông Minh nói.
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại kỳ họp. |
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục thực hiện tốt giải công tác phóng mặt bằng các dự án trọng điểm quốc gia cũng như của tỉnh. Các địa phương cần tập trung giải ngân vốn đầu tư công, tăng nguồn thu ngân sách từ khai thác quỹ đất; chỉ đạo sát sao, đẩy nhanh thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, chú trọng đến công tác giảm nghèo, chăm lo phát triển giáo dục, y tế. Các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia và phát triển huyện Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo.
Bên cạnh đó, tại Kỳ họp, HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đầu tư điện chiếu sáng trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ; Nghị quyết phân bổ Kế hoạch đầu tư công 2023 đợt 2 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 năm 2021-2025; Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án kè chống sạt lở kết hợp tạo quỹ đất bờ Bắc sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh An và Tịnh Long thành phố Quảng Ngãi; Nghị quyết thông qua đồ án quy hoạch phân khu I.1 tại khu vực dọc đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh...
-
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3