-
“Khoán tăng trưởng” gắn với phân quyền, phân cấp -
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Đà Nẵng phát triển ngành tài chính - ngân hàng phục vụ Trung tâm tài chính khu vực -
TP.HCM lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA đạt thấp -
Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong tái cấu trúc cục diện địa chính trị -
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết
Theo đó, buổi lễ với chủ đề “DDCI Quảng Ninh 2019 – Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh trong hội nhập” dự kiến được diễn ra vào ngày 04/01/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quảng Ninh. Đây là hoạt động thường niên của tỉnh Quảng Nỉnh diễn ra vào tháng 1 hàng năm nhằm công bố kết quả xếp hạng của 35 đơn vị (gồm 14/14 địa phương và 21 sở, ngành) trên địa bàn tỉnh.
Chia sẻ thông tin về quá trình đánh giá và kết quả khảo sát bộ chỉ số DDCI năm nay, bà Vũ Thị Kim Chi, Phó Trưởng Ban IPA cho biết: bộ chỉ số DDCI Quảng Ninh 2019 được chỉnh sửa và bổ sung một số chỉ số và chỉ tiêu nhỏ cho phù hợp với Chỉ số PCI quốc gia. Các chỉ số thành phần DDCI năm 2019 gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động và hiệu lực của hệ thống sở, ban ngành và chính quyền địa phương; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý; Vai trò của người đứng đầu sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Đối với hệ thống chỉ số thành phần khối địa phương, bổ sung thêm chỉ số Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất.
Bà Vũ Thị Kim Chi, Phó Trưởng ban IPA Quảng Ninh thông tin về kết quả DDCI 2019 tại buổi họp báo. Ảnh: Thanh Tân. |
Năm 2019, Bộ chỉ số tiếp tục được xây dựng và bổ sung câu hỏi về hoạt động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp cũng như về các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia gần đây. “Những khảo sát này sẽ là dữ liệu quan trọng để các sở, ngành của tỉnh hiểu về tình hình đổi mới sáng tạo, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp tỉnh đối với hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó có những đề xuất chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Quảng Ninh và giúp doanh nghiệp sẵn sàng hội nhập”, bà Chi khẳng định.
Kết quả DDCI Quảng Ninh 2019 được công bố vào ngày 04/01/2020 tới đây là sự tổng hợp ý kiến đánh giá của khoảng 2.015 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể từ danh sách 6.500 doanh nghiệp được gửi phiếu, với tổng 12.500 phiếu gửi đi. Như vậy năm 2019 số phiếu gửi đi tăng 6.000 phiếu so với năm 2018, ) tỷ lệ phiếu thu về đạt 38% (tăng 8% so với năm 2018).
Theo bà Chi, kết quả khảo sát DDCI Quảng Ninh 2019 về tổng thể cho thấy các doanh nghiệp của tỉnh thể hiện thái độ tích cực về hoạt động kinh doanh trong năm 2019. Về triển vọng năm 2020, có tới 57% doanh nghiệp dự kiến tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. Liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp Hạ Long có chỉ số Đổi mới sáng tạo cao nhất. Nhìn chung các doanh nghiệp có chỉ số này cao đều là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn và doanh thu cao. “Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là mức độ hiểu và nắm bắt các cơ hội về hội nhập kinh tế của doanh nghiệp được khảo sát còn chưa nhiều”, bà Chi nhấn mạnh.
Về các chỉ số tổng hợp DDCI, điểm trung vị của khối địa phương và khối sở, ban, ngành về cơ bản ổn định, cho thấy các doanh nghiệp vẫn đánh giá cao nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của các khối này. Nhìn chung, các doanh nghiệp đánh giá tốt về mức độ minh bạch thông tin của khối sở, ngành và địa phương. Các thủ tục, chi phí lệ phí đã được niêm yết công khai (trên 80% doanh nghiệp được khảo sát đồng ý); hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm (88% doanh nghiệp đồng ý); chi phí không chính thức có xu hướng giảm.
Đối với hoạt động đối thoại doanhg nghiệp, trên 90% doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động này khá thực chất. Các doanh nghiệp cũng mong muốn chính quyền địa phương sẽ tổ chức thêm các buổi gặp mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phổ biến chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư mới…
Trên thực tế, trong những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Quảng Ninh đang được cải thiện một cách mạnh mẽ theo hướng bền vững, thuận lợi, minh bạch, bình đẳng và an toàn cho nhà đầu tư/doanh nghiệp tỉnh. Trong đó, sự ghi nhận rõ rang nhất là hai năm liên tiếp 2017, 2018, Quảng Ninh đã vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và duy trì 6 năm liên tiếp trong nhóm có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất.
Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương – DDCI Quảng Ninh là một trong những giải pháp mà địa phương này đã triển khai và đã năm 2015 và tạo được sức ép cải cách đồng bộ từ các cấp sở, ban, ngành và địa phương trong nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời là một kênh tin cậy tiếp thu, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp về chất lượng điều hành cấp cơ sở.
-
“Khoán tăng trưởng” gắn với phân quyền, phân cấp -
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Quy định mới về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định CPTPP -
Đà Nẵng phát triển ngành tài chính - ngân hàng phục vụ Trung tâm tài chính khu vực
-
TP.HCM lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA đạt thấp -
Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong tái cấu trúc cục diện địa chính trị -
Quảng Trị và doanh nghiệp Italia hợp tác lĩnh vực tạo lập tín chỉ carbon -
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green