-
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước -
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
Ngày 27/9, UBND tỉnh Quảng Ninh họp phiên thường kỳ tháng 9/2024 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác của 3 tháng còn lại.
Đến hết tháng 8/2024, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quảng Ninh có nhiều kết quả nổi bật, kinh tế giữ tốc độ phát triển ổn định. Ngày 7/9/2024, cơn bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào tỉnh, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tổng thiệt hại ước tính gần 25.000 tỷ đồng, khiến một số chỉ tiêu kinh tế, tăng trưởng bị ảnh hưởng. Hiện Tổng cục Thống kê chưa công bố, tuy nhiên theo nhận định từ các đơn vị dự họp, tăng trưởng kinh tế sẽ không đạt kịch bản đề ra.
Ngay trước, trong và sau cơn bão, công tác lãnh đạo chỉ đạo, phối hợp, huy động lực lượng phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả được triển khai đồng bộ, quyết liệt, quyết tâm cao, nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả. Nhờ vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh đã khắc phục nhanh chóng các thiệt hại, khôi phục các tiện ích cơ bản.
Tỉnh cũng đã tập trung tháo gỡ, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm bớt khó khăn cho người dân. Quảng Ninh đã thông qua một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn với kinh phí đến nay là 1.180 tỷ đồng.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại cuộc thường kỳ tháng 9/2024. Ảnh: Quảng Ninh Portal |
Theo báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, trong 3 trụ cột kinh tế, công nghiệp - xây dựng bị thiệt hại ít nhất sau bão, vì thế kết quả tăng trưởng trong 9 tháng vẫn khá tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,25% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với kết quả tăng 28,3% so với cùng kỳ.
Còn lại dịch vụ - du lịch và nông, lâm, ngư nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3. Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, các lĩnh vực này đang từng bước khôi phục.
Lũy kế 3 quý đã qua, Quảng Ninh đã đón trên 15,6 triệu lượt khách, tăng 20% cùng kỳ, bằng 98,1% kịch bản tăng trưởng 9 tháng. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 40.417 tỷ đồng, bằng 73% dự toán năm. Trong đó thu từ xuất nhập khẩu đạt 13.800 tỷ đồng, bằng 106% dự toán năm; thu nội địa 26.332 tỷ đồng, bằng 62% dự toán năm.
Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dự kiến đến hết ngày 26/9/2024 đạt trên 1,7 tỷ USD, bằng 59% kế hoạch năm.
Tỉnh Quảng Ninh tập trung khắc phục khó khăn sau bão, kiên định với mục tiêu tăng trưởng. Ảnh: Quỳnh Nga |
Sau khi nghe báo cáo từ các sở, ban, ngành, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, dù đã rất nỗ lực, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vẫn chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong quý cuối cùng của năm 2024, quan điểm của Tỉnh là tập trung khắc phục khó khăn, phục hồi, tái thiết kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Quảng Ninh sẽ kiên định với mục tiêu tăng trưởng (GRDP) đạt 2 con số trong năm 2024, ông Cao Tường Huy nhấn mạnh.
Để làm được điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị tiếp tục tập trung các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3; có các đề xuất, kiến nghị đối với các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ về sản xuất, kinh doanh, chính sách về tín dụng (giãn, hoãn nợ, vay vốn,...). Triển khai xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp.
Cần thực hiện ngay điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế, thực hiện rà soát, tính toán, có sự cân nhắc kỹ lưỡng, tìm kiếm các ngành, lĩnh vực có dư địa tốt để bù đắp tăng trưởng cho các ngành, lĩnh vực còn thiếu và yếu.
Kiên trì giữ vững sức sản xuất của các trụ cột kinh tế thông qua việc triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ. Đồng hành cùng ngành Than trong việc tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ khắc phục hậu sau bão. Có các giải pháp xúc tiến và hỗ trợ nhà đầu tư, đảm bảo mục tiêu thu hút FDI trong các tháng cuối năm. Triển khai các chương trình, hoạt động kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024, nâng cao các sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, độc đáo có sức cạnh tranh cao.
Cần tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước năm 2024. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là về quy hoạch, đất đai, xây dựng, đô thị, tài nguyên môi trường, khoáng sản; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước -
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hai kịch bản tăng trưởng của VEPR, một trong số đó quý IV sẽ đi ngang -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn
-
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm