
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, trước đó vào ngày 23/12/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản số 6307/UBND-CN cho phép Công ty CP Tập đoàn BGI nghiên cứu lập quy hoạch dự án Khu đô thị Nam Đông Hà với quy mô hơn 100 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đồng ý chủ trương cho Tập đoàn BGI lên ý tưởng lập quy hoạch, kế hoạch di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà làm khu đô thị - dịch vụ. Lý do, Khu công nghiệp Nam Đông Hà nằm trong lòng khu đô thị, gần khu dân cư, trường học, bệnh viện không phù hợp, không đảm bảo môi trường.
Ngày 15/9/2022, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tại buổi làm việc để nghe báo cáo ý tưởng, quy hoạch, kế hoạch di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà và quy hoạch Dự án khu đô thị tại TP. Đông Hà.
![]() |
Khu công nghiệp Nam Đông Hà hiện có 36 dự án đang hoạt động |
Trên cơ sở chủ trương của tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan và Tập đoàn BGI nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp hoạt động tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 20/36 doanh nghiệp (55,6%) không đồng thuận việc di dời khu công nghiệp ra khỏi thành phố, và 16 doanh nghiệp còn lại đồng thuận (chiếm 44,4%).
Đến ngày 11/10/2023 vừa qua, Tập đoàn BGI đã có văn bản gửi Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị về việc tạm dừng nghiên cứu, lập hương án di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà và Quy hoạch Khu đô thị Nam Đông Hà tỉnh Quảng Trị. Lý do mà doanh nghiệp này đưa ra là do việc di dời khu công nghiệp không đảm bảo các tiêu chí theo quy định.
Cụ thể, Khu công nghiệp Nam Đông Hà chưa đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển đô thị - dịch vụ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 35 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ông Nguyễn Đức Thiện, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cho biết, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà yên tâm, ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị dừng nghiên cứu phương án di dời Khu công nghiệp Nam Đông Hà ra khỏi thành phố và thông báo đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu công nghiệp Nam Đông Hà được biết.
Theo ông Thiện, mặc dù dừng nghiên cứu phương án di dời, tuy nhiên chủ trương của tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục thu hút, kêu gọi các dự án mới, ưu tiên công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp sạch; từng bước di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phù hợp quy hoạch chung và định hướng phát triển của thành phố Đông Hà.
"Chủ trương nghiên cứu việc di dời khu công nghiệp là thực hiện việc nghiên cứu để xem việc di dời là có khả thi hay không. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển đô thị của TP. Đông Hà. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến điều kiện di dời, tính toán thời gian, thời điểm và phương thức di dời vốn là kết quả của việc nghiên cứu trên.
Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới, Ban sẽ tiếp tục nắm bắt tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, người dân và theo dõi những điều chỉnh của quy định pháp luật, qua đó tham mưu UBND tỉnh xem xét để quyết định. Trước mắt, tìm phương án để chuyển đổi sản xuất sạch, sử dụng mô hình công nghệ cao, sau đó nghiên cứu cùng doanh nghiệp xây dựng các kết nối sản xuất sinh thái giữa các doanh nghiệp nội khu (sinh thái hoá khu công nghiệp) nhằm đảm bảo tối ưu hoá sản xuất, đảm bảo môi sinh môi trường", ông Thiện nói thêm.

-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô