-
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa -
Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
Đầu tư 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa -
Quảng Nam tiếp tục đấu giá hàng triệu mét khối cát sau nạo vét sông Cổ Cò -
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
Đồng Tháp chuẩn bị quỹ đất công nghiệp, sẵn sàng đón nhà đầu tư
Theo đó, dự án này sẽ được đầu tư xây dựng trên diện tích 7 ha, gồm tòa nhà cho bệnh viện cao 25 tầng và tòa nhà 12 tầng cho Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học sự sống. Trong giai đoạn I, nhà đầu tư sẽ rót một nửa số vốn để xây dựng Bệnh viện Công nghệ cao và Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học sự sống, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2018. Khoản đầu tư còn lại dành để mua sắm thiết bị hiện đại cho việc điều trị y tế và sẽ hoàn thành vào tháng 7/2019.
Kế hoạch thì như vậy, song khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, đại diện của SHTP cho biết, dù rất mong đẩy nhanh tiến độ của Dự án, nhưng nhiều khả năng sẽ không kịp cấp phép cho nhà đầu tư trong năm nay. Nguyên nhân chính là bởi nguồn vốn dành cho dự án này khá lớn, nhà đầu tư cần có thời gian thu xếp vốn, kêu gọi đầu tư và tuy là dự án hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng đây là mô hình khá mới tại SHTP (dự án thành phần có sự hiện diện của bệnh viện). Theo quy định pháp luật về đầu tư hiện hành, dự án này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, trước khi cấp phép cho nhà đầu tư, SHTP sẽ còn phải thực hiện một số trình tự, thủ tục khác.
Dự án này có thể chưa được cấp phép trong năm nay, nhưng với động thái ký bản ghi nhớ cho thấy thiện chí của nhà đầu tư. Đồng thời, những diễn biến gần đây cho thấy, tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực hạ tầng, công nghệ cao, y tế... là hướng mà TP.HCM đang tích cực làm, trong bối cảnh có dấu hiệu sụt giảm vốn FDI. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm nay, TP.HCM cấp phép cho 525 dự án FDI mới, tổng vốn đầu tư đạt 715,5 triệu USD, trong đó có 102 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư 347,4 triệu USD. Với kết quả này, TP.HCM đã thụt lùi so với nhiều địa phương khác như Đồng Nai, Bình Dương... và còn cách rất xa so với con số hơn 4,5 tỷ USD vốn FDI mà Thành phố đạt được trong năm trước.
Trong khuôn khổ Hội nghị bàn tròn các thành phố đối tác thương mại (BPC) năm 2016 được tổ chức, TP.HCM đã mời gọi các nhà đầu tư đến từ 14 thành phố thuộc các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Singapore, Thái Lan, New Zealand... vào các dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng, giao thông đô thị, y tế, công nghệ cao...
Cụ thể, trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, Thành phố đầu tư, xây dựng hoàn thiện đường Vành đai 2 và một số đoạn tuyến đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4; hoàn thiện một hoặc hai tuyến trong tổng thể 4 tuyến đường trên cao; xây dựng 25 cầu, hầm lớn bắc qua các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải; xây dựng đường, cầu phù hợp quy hoạch; hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu đô thị Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn theo quy hoạch; đưa vào khai thác sử dụng tuyến Metro số 1, số 2…
Đối với lĩnh vực y tế, các dự án trọng điểm theo 3 nhóm: Dự án cửa ngõ; Dự án cụm y tế Tân Kiên - Bình Chánh; Dự án khu trung tâm. Trong khi đó, SHTP ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông; cơ khí chính xác và tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và bảo vệ môi trường; vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ nano...
Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM, để tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, Thành phố đang tiếp tục quy hoạch, phát triển quỹ đất sạch, nâng cao chất lượng hạ tầng, mở rộng khu công nghiệp, khu chế xuất, khẩn trương triển khai xây dựng giai đoạn II của Khu công nghệ cao và có kế hoạch mở rộng Công viên phần mềm Quang Trung trong thời gian tới để tạo thêm quỹ đất cho nhà đầu tư. Nhiều dự án hạ tầng và giải phóng mặt bằng cũng được Thành phố quyết liệt thực hiện nhằm tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, các tuyến đường sắt đô thị...
Ngoài ra, đầu tháng 8 vừa qua, TP.HCM đã đồng ý cho một nhà đầu tư Hàn Quốc triển khai các thủ tục chuẩn bị cho dự án sân đua xe đạp lòng chảo và sân vận động tiêu chuẩn quốc tế, tích hợp đường đua mô tô tại Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2) với tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD. Theo đề xuất ban đầu thì dự án này sẽ đầu tư theo hợp đồng hợp tác - kinh doanh (BCC). Tuy nhiên, TP.HCM đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu để có thể đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhiều khả năng, dự án này sẽ được cấp phép vào đầu năm tới.
-
Quảng Nam tiếp tục đấu giá hàng triệu mét khối cát sau nạo vét sông Cổ Cò -
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
Đồng Tháp chuẩn bị quỹ đất công nghiệp, sẵn sàng đón nhà đầu tư -
Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn dòng vốn xanh -
Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất tự bỏ vốn làm bến thủy nối với nhà ga metro số 1 -
Chi phí xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái sẽ cao hơn so với xây cầu
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority