
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Thông tin rất được chú ý trong những ngày cuối năm, một doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM đã quyết định thưởng Tết cho mỗi nhân viên một thùng tương ớt ăn Tết, riêng lãnh đạo sẽ được nhận hai thùng. Chuyện thưởng Tết bằng hiện vật kiểu này trên thực tế không còn quá xa lạ trong những năm gần đây, khi kinh tế khó khăn, DN chật vật với lỗ, với nguy cơ phá sản. Không chỉ là tương ớt, nhiều DN phải thưởng quà Tết cho nhân viên bằng gạch men, bằng giấy vệ sinh… những sản phẩm do chính DN sản xuất ra.
![]() |
Ông Hà Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT CTCP May Sơn Việt trong vai CEO kỳ này |
“Biết công nhân cả năm trông mong vào thưởng Tết, nhưng DN kinh doanh khó khăn quá, đến lương cho công nhân còn không lo nổi, làm sao có thể chi thưởng Tết cho họ được”, giám đốc một DN thở dài.
Thực tế thì năm nay, thưởng Tết đã được cải thiện so với năm ngoái. Số liệu khảo sát của 63 tỉnh, thành phố ở 13.189 DN với trên 2,5 triệu lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, mặc dù năm 2014, tình hình sản xuất - kinh doanh của các DN vẫn còn khó khăn, song phần lớn DN duy trì mức lương, thưởng Tết bằng hoặc cao hơn năm trước. Bình quân, đa số DN có mức thưởng Tết âm lịch khoảng 5 triệu đồng/người, tăng 15% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, bên cạnh mức thưởng khá đồng đều này, vẫn còn nhiều DN báo cáo mức thưởng rất thấp, trong đó có DN ở Bình Phước thưởng Tết chỉ có 30.000 đồng/người. Câu chuyện thưởng Tết bằng tương ớt vừa kể trên cũng có thể coi là một ví dụ điển hình cho chuyện thưởng Tết bèo bọt ở không ít DN hiện nay.
“DN đang khó khăn, nhưng nhìn sang các DN khác thấy họ được thưởng tháng lương này, tháng lương nọ mà chúng tôi chỉ được túi quà vài trăm ngàn đồng, cũng không khỏi chạnh lòng”, nhân viên một DN tại TP.HCM cho biết.
Nhưng thưởng Tết ít hay bằng sản phẩm vẫn còn là may. Ở không ít DN còn có chuyện nợ lương kéo dài, thậm chí là nợ lương qua Tết, khiến người lao động bức xúc. Người lao động bức xúc một, thì chủ DN cũng quay cuồng không kém, bởi phải nợ lương, không thưởng Tết là “nỗi đau” của chủ DN. Nhưng luồng tiền hạn hẹp không cho phép họ “rộng tay” hơn. Phải làm thế nào để vẹn cả đôi đường?
Tình huống được đặt ra tại một DN sản xuất - kinh doanh thực phẩm đóng hộp. Kinh doanh khó khăn khiến CEO phải đưa ra hai giải pháp. Một là, DN sẽ nợ lương, nợ thưởng của toàn bộ cán bộ, nhân viên qua Tết, sau khi tuyển được đội ngũ kinh doanh mới và ổn định hoạt động sẽ có tiền để trả lương thưởng đầy đủ. Hai là, DN sẽ trả lương và thưởng Tết cho người lao động bằng sản phẩm.
Tuy nhiên, cả hai giải pháp này của CEO đều không nhận được sự đồng thuận của nhân sự và công đoàn. Họ cho rằng, cả hai giải pháp này đều khiến người lao động sẽ không lương, không thưởng vào Tết này. Trong khi đó, đời sống của nhiều cán bộ, công nhân viên đang rất khó khăn, họ phải lo từng bữa cơm qua ngày. Việc nhận lương thưởng bằng sản phẩm cũng không khả thi. Người lao động và gia đình của họ không thể ăn hết đống đồ hộp được phát. Còn mang đi bán thì họ cũng không biết bán cho ai và bản thân là người lao động không biết buôn bán. Như vậy, năm nay, họ và gia đình họ sẽ không có Tết.
Điều này chắc chắn bị người lao động phản đối quyết liệt. Và nếu Công ty cứ nhất quyết làm theo một trong hai cách, thì đều có khả năng sẽ khiến sự việc đi xa hơn và hậu quả sẽ rất nặng nề. Trước tình huống này, CEO sẽ phải làm thế nào, bởi nếu không khéo, người lao động nổi giận, bỏ việc thì hậu quả có thể dẫn tới là phá sản. Nhưng trả lương và thưởng thì là bất khả thi.
Đó thực sự là một tình huống khó không chỉ là đối với một DN, mà là khá nhiều DN hiện nay. Xử lý tình huống này ra sao vì thế là câu hỏi khó đối với không ít DN Việt Nam. Câu trả lời liên quan đến câu hỏi khó này có thể sẽ được giải đáp trong
Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này với chủ đề Lương thưởng Tết - nợ lương hay trả bằng sản phẩm? Ông Hà Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Sơn Việt chính là người chơi ngồi vào vị trí CEO để cùng tranh biện với công đoàn và người lao động để tìm ra giải pháp thỏa đáng cho DN mình.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài
Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Nhã Nam
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang