
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025
-
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
-
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
![]() |
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề xuất Quốc hội kéo dài thời gian thảo luận tại hội trường. Ảnh: QH |
Ngày 6/10, thảo luận chương trình kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, nhiều ý kiến trong Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề cập đến thời gian làm việc ở hội trường.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các phiên thảo luận tại hội trường, nên để đại biểu đăng đàn đến khi hết ý kiến, chứ không phải hết thời gian rồi nghỉ (thông thường là 17h) như lâu nay.
Ông Hiển phản ánh, trong nhiều phiên thảo luận tại các kỳ họp, đại biểu Quốc hội phải nhanh tay bấm nút đăng ký may ra mới được phát biểu, có những đại biểu đăng ký vài lần không được vì hết giờ. Vì vậy, tới đây nên thay đổi, Quốc hội cho thảo luận đến khi hết ý kiến. "Nếu muộn thì bố trí đại biểu nghỉ ăn tối, rồi thảo luận tiếp. Nhiều nước trên thế giới đại biểu làm việc đến đêm được, chúng ta cũng cần nghiên cứu, để đại biểu nói hết thì mới thoả mãn", ông Hiển nêu ý kiến.
Trước đề xuất trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong mỗi phiên thảo luận gần hết giờ, những người chưa đến lượt phát biểu thì tha thiết có thêm thời gian để nói, nhưng chỉ cần kéo dài thêm 5 phút thôi, nhiều đại biểu khác khó chịu vì họ đang "nhấp nhổm về".
“Quốc hội các nước làm rất muộn, nhưng họ khác chúng ta. Ở nước họ ai nói cứ nói, anh không thích nghe thì đi ra ngoài. Còn ở ta, các đại biểu Quốc hội phải ngồi nghe vì liên quan đến việc điểm danh, không thể bỏ ra ngoài được", bà Kim Ngân nói.
Cho rằng phiên thảo luận hay chất vấn là "linh hồn" của kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến lưu ý, nên tạo điều kiện cho đại biểu được nêu ý kiến, vì "đã đăng ký rồi mà không được nói thì rất bức xúc”.
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, phiên thảo luận tại hội trường nên tuân thủ đúng thời gian, nếu muốn kéo dài thì kéo dài hẳn thêm 1, 2 ngày làm việc, nếu "trong buổi làm việc mà chờ thảo luận đến hết thì không biết bao giờ, trong khi đó, đại biểu có rất nhiều tài liệu cần nghiên cứu".
Dự kiến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá 14 sẽ khai mạc ngày 20/10, kéo dài trong 24 ngày, bế mạc vào ngày 19/11.

-
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên -
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025 -
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024) -
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển