
-
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Chính thức trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Đặt nhiều kỳ vọng đàm phán thuế quan với Mỹ
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan
-
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân -
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình |
Theo ông Nguyễn Khắc Định, về điều chỉnh Chương trình năm 2019, Chính phủ đề nghị đưa ra khỏi Chương trình 2 dự án luật, lùi thời gian trình 2 dự án luật, bổ sung vào Chương trình 5 dự án luật và 1 dự án pháp lệnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ đối với 7 dự án, cụ thể, đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ra khỏi Chương trình và lùi thời gian trình 1 kỳ họp đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, việc cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được lùi từ kỳ họp thứ 7 sang cho kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9 để có thêm thời gian chuẩn bị kỹ hơn.
Đồng thời, bổ sung vào Chương trình năm 2019 đối với 5 dự án, gồm bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ 7 để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ để triển khai thi hành Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 đối với 03 dự án: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; (2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; (3) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
Bổ sung vào Chương trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (trình tháng 12/2019).
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai: Chính phủ đề nghị rút dự án Luật này ra khỏi Chương trình năm 2019 và sẽ trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
“Qua xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là dự án Luật đã được đưa vào Chương trình năm 2019 nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 06/9/2018 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không rút dự án Luật này ra khỏi Chương trình như Chính phủ đề nghị mà lùi thời gian trình Quốc hội sang cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020)”, ông Định nói.
Như vậy, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật (trong đó có 9 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và 1 dự án luật được xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp); cho ý kiến 8 dự án luật.
Về dự kiến Chương trình năm 2020, Chính phủ đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2020, cụ thể: tại kỳ họp thứ 9 thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 5 dự án luật; tại kỳ họp thứ 10 thông qua 5 dự án luật và cho ý kiến 1 dự án luật.
Sau khi dự kiến điều chỉnh Chương trình năm 2019, dự kiến Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với 5 dự án luật là (1) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); (2) Luật Biên phòng Việt Nam; (3) Luật Thỏa thuận quốc tế; (4) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; (5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; đồng thời điều chỉnh lùi thời gian trình từ kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 đối với 2 dự án là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời đưa thêm vào Chương trình kỳ họp thứ 10 dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Như vậy, dự kiến Chương trình năm 2020 sẽ gồm 17 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), trình Quốc hội thông qua 8 dự án luật (đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8) và 1 dự thảo nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; cho ý kiến 7 dự án luật. ại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), trình Quốc hội thông qua 7 dự án luật (đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9); cho ý kiến 2 dự án luật.
-
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ -
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này -
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính -
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công -
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã? -
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm