-
Giảm lãi suất với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 -
Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng -
VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng -
Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024 -
Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank |
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, GIC rất quan tâm đến cổ phiếu VCB và đã trả mức giá khá cao. Cụ thể, GIC đã trả với mức giá 36.000 đồng/CP (trước pha loãng) và 28.000 đồng/CP (sau pha loãng).
Tuy nhiên, do kỳ vọng và niềm tin của thị trường quá cao, giá cổ phiếu VCB thời gian qua liên tục tăng vọt, khiến thương vụ chưa thể hoàn tất.
Năm 2016, Vietcombank và GIC đã ký Thỏa thuận ghi nhớ, theo đó, GIC sẽ mua 305.810.895 cổ phần mới của Vietcombank (7,73%). Tuy nhiên, cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa chấp thuận mức giá này, do giá mua của GIC thấp hơn giá thị trường. Nguồn tin của Bloomberg mới đây cho hay, Chính phủ đã tạm hoãn việc bán cổ phần Vietcombank cho GIC.
Hiện giá cổ phiếu của Vietcombank đã tăng 36% trong vòng một năm qua và đangg cao gấp đôi so với giá cổ phiếu một số ngân hàng cùng quy mô, tính chất trên thị trường.
Năm 2016 vừa qua, Vietcombank đã ghi nhận mức lãi kỷ lục: 8.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và đang dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng về lợi nhuận. Đặc biệt, Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất đã mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, chính thức đưa nợ xấu về một sổ.
Năm 2017, ngân hàng đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: lợi nhuận riêng lẻ 9.200 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất 9.500 tỷ đồng. Chủ tịch Vietcombank tin tưởng sẽ đạt mục tiêu này, do ngân hàng không còn phải gồng mình xử lý nợ xấu như những năm trước.
Theo nhận định của giới chuyên gia, những thông tin lạc quan về Vietcombank sẽ khiến cổ phiếu của ngân hàng này tiếp tục giữ ở mức cao trong năm nay. Vì vậy, việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài của Vietcombank sẽ ngày càng khó khăn.
Tuy hệ số CAR của Vietcombank đang đứng ở mức khá cao, song tăng vốn vẫn là áp lực với ngân hàng này. Việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu Chính phủ không đồng ý bán cổ phần VCB với giá thấp hơn giá thị trường, việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài vẫn sẽ là thách thức lớn.
“Việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận mua lượng lớn cổ phiếu, lại phải đồng ý nắm giữ lượng cổ phiếu đó trong thời gian dài là không dễ. Nếu Chính phủ muốn bán theo giá thị trường – vốn mang nhiều yếu tố tâm lý, kỳ vọng, lượng giao dịch không cao- thì thương vụ GIC – VCB sẽ còn kéo dài”, một chuyên gia nhận định.
Cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa công bố thông tin chính thức về việc hoãn thương vụ bán 7,73% cổ phần cho GIC.
Trong khi đó, ngày 18/1/2017, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank vẫn khẳng định, hiện tại, nhà đầu tư này vẫn say sưa theo đuổi và chờ cơ hội để trở thành cổ đông lớn của Vietcombank.
-
Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí -
Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ -
Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
Vàng đối diện áp lực từ USD mạnh, giữ mốc 2.600 USD/ounce nhờ PCE hạ nhiệt -
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán