-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nuôi lớn rồi bán
Sau khoảng 5 - 7 năm đầu tư tại một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, các quỹ đầu tư ngoại thường sẽ rút lui bằng nhiều hình thức thoái vốn khác nhau. Có quỹ niêm yết doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, bán lại cổ phần cho các quỹ tư nhân khác hoặc nhượng lại phần vốn cho chủ doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, các quỹ có thể kết hợp nhiều hình thức thoái vốn tại một doanh nghiệp.
. |
Đang có rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài lẫn các doanh nghiệp đa quốc gia đang quan tâm đặc biệt đến Việt Nam. Những nhà đầu tư mới này hào hứng với thị trường hơn 93 triệu dân của Việt Nam, tình hình chính trị - xã hội ổn định, cùng tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng. Sự quan tâm này giúp các quỹ tư nhân dễ dàng tìm kiếm người mua hơn cho các thương vụ thoái vốn của họ.
Ông Paul DiGiacomo, Giám đốc Quỹ BDA Partners cho biết, nhà đầu tư mới thường quan tâm đến doanh nghiệp Việt Nam đã được quỹ tư nhân ngoại “nuôi lớn” trong nhiều năm. Những doanh nghiệp này khởi nguồn là công ty gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã phát triển mạnh mẽ sau khi có sự tham gia điều hành của quỹ ngoại.
“Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan đang muốn mua lại cổ phần của các quỹ tư nhân tại Việt Nam. Họ tin tưởng rằng, các doanh nghiệp đã được quỹ ngoại đầu tư từ lâu thì sẽ có hệ thống quản trị tốt và chiến lược kinh doanh bài bản”, ông DiGiacomo nói.
Theo ông Pete Vo, Giám đốc điều hành TPG Capital, nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã đủ lớn để nhận dòng vốn đầu tư cỡ trung từ các nhà đầu tư mới. Bản thân quỹ của ông đang xem xét rót từ 100 đến 250 triệu USD vào doanh nghiệp phù hợp.
Mekong Capital, quỹ tư nhân có 16 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, là ví dụ điển hình cho các chiến lược thoái vốn đa dạng. Ước tính, trong số 22 thương vụ thoái vốn, Mekong Capital đã 6 lần chào bán cổ phần trên sàn chứng khoán, 3 lần bán lại cho các quỹ tư nhân khác, 7 lần nhượng lại cổ phần cho người sáng lập doanh nghiệp và 6 lần bán cho các doanh nghiệp cùng ngành.
Khi thoái vốn tại Công ty cổ phần Thế giới Di động, Mekong Capital chọn con đường “chậm mà chắc”. Mekong Capital sở hữu 32,5% cổ phần tại Thế giới Di động từ năm 2007 và tham gia điều hành, phát triển doanh nghiệp này. Vào năm 2013, Mekong bán bớt một phần vốn cho quỹ tư nhân khác và đợi đến khi Thế giới Di động niêm yết năm 2014, Mekong tiếp tục chào bán cổ phần làm nhiều đợt thông qua các giao dịch thỏa thuận trên sàn. Hiện nay, sau nhiều lần thoái vốn, Mekong Capital chỉ còn chiếm giữ 4,55% cổ phần của doanh nghiệp này.
Cơ hội từ thị trường chứng khoán
Bên cạnh tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, các nhà đầu tư tư nhân mới còn quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Quy mô thị trường đã đạt mức 52% GDP vào tháng 6/2017, chỉ số VN - Index vượt mức 756 điểm và thanh khoản hai sàn đạt mức 3.000 tỷ đồng mỗi phiên.
Trong một khảo sát vào tháng 4 vừa qua của Grant Thornton, có đến 36% các quỹ tư nhân cho biết, IPO doanh nghiệp sẽ là chiến lược thoái vốn hấp dẫn nhất trong 12 tháng tới của các quỹ. “Với các rào cản về sở hữu nước ngoài (room) được dỡ bỏ, thị trường chứng khoán trở thành lựa chọn thoái vốn tiềm năng”, báo cáo cho hay.
Việc niêm yết còn giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch trong quản trị và các giao dịch mua bán. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Giám đốc đầu tư Quỹ VinaCapital, ông Andy Ho cho biết, khi thị trường phát triển tốt, thanh khoản tăng mạnh, các quỹ tư nhân sẽ dễ dàng thoái vốn nhanh hơn, với mức giá tốt hơn.
Ông Andy Ho lấy Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, làm ví dụ. Tháng 7 năm ngoái, Công ty TNHH Dược phẩm Taisho (Nhật Bản) đã quyết định mua lại 24,5% cổ phần tại Dược Hậu Giang trong thương vụ trị giá gần 100 triệu USD. Trong thương vụ này, bên bán là các quỹ ngoại đã rót vốn đầu tư vào Dược Hậu Giang từ lâu, bao gồm VinaCapital, Dragon Capital, Fullerton, Nikko New Age Asia Equity và Mekong Portfolio Investment Limited.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025