
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
Lãi 106,19 tỷ đồng trong quý đầu năm
Trong quý I/2023, Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu 215,23 tỷ đồng, tăng thêm 215,09 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ doanh thu 0,14 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế ghi nhận 106,19 tỷ đồng, tăng 352,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng thêm 110,49 tỷ đồng, lên 110,67 tỷ đồng (cùng kỳ 0,18 tỷ đồng); doanh thu tài chính giảm 58,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 13,53 tỷ đồng, về 9,76 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 90,8%, tương ứng tăng thêm 6,74 tỷ đồng, lên 14,16 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 396,3%, tương ứng tăng thêm 6,18 tỷ đồng, lên 7,74 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Được biết, trong quý đầu năm, doanh thu chuyển nhượng bất động sản ghi nhận 214 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận âm 0,13 tỷ đồng.
Lý giải cho lợi nhuận quý đầu năm tăng, Công ty cho biết do tiếp tục ghi nhận doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.
Xét về dòng tiền, trong quý đầu năm, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 100,5 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận dương 33,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 64,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính không biến động.
Tính tới 31/1/2023, tổng tài sản của Nhà Đà Nẵng giảm 6,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 99,1 tỷ đồng, về 1.398,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 776 tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 300,3 tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 119,7 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Được biết, tính tới 31/3/2023, Công ty cho biết ghi nhận danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 365 tỷ đồng, tạm lỗ 49,4 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 13,5% tổng danh mục. Trong đó, chủ yếu đầu tư 172,3 tỷ đồng cổ phiếu VHM, trích lập 29,1 tỷ đồng; đầu tư 78,5 tỷ đồng cổ phiếu HPG, chưa trích lập dự phòng; đầu tư gần 36 tỷ đồng cổ phiếu TCB, trích lập 16,2 tỷ đồng; đầu tư 23,5 tỷ đồng cổ phiếu DGC, chưa trích lập dự phòng; đầu tư 17,6 tỷ đồng cổ phiếu MWG, trích lập 0,32 tỷ đồng; đầu tư 14 tỷ đồng cổ phiếu VND, chưa trích lập…
![]() |
Danh mục đầu tư cổ phiếu của Nhà Đà Nẵng tới cuối quý I/2023 (Nguồn BCTC). |
Thêm nữa, trong quý đầu năm, Công ty đã đầu tư mới thêm mã VND, STB, MWG, DGC. Ngược lại, bán ra khoản đầu tư cổ phiếu AMV.
Ngoài ra, điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý I/2023, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 44,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 201,3 tỷ đồng, về 253 tỷ đồng và chiếm 18,1% tổng nguồn vốn.
Chưa ghi nhận khoản lãi dự trả do chậm bàn giao căn hộ của dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy B
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vừa thực kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 của Nhà Đà Nẵng.
Trong đó, Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ do tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy B đến ngày 31/12/2022 là 454,2 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì Nhà Đà Nẵng phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng.
Đến nay, việc bàn giao căn hộ của Nhà Đà Nẵng đã chậm trễ so với thỏa thuận. Báo cáo tài chính chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến 31/12/2022 là 88,2 tỷ đồng (năm 2021 lãi dự trả chậm 44,7 tỷ đồng và năm 2022 là 43,5 tỷ đồng).
Theo đó, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì chi phí tài chính tăng thêm 43,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 43,5 tỷ đồng. Thêm nữa, chỉ tiêu chi phí phải trả sẽ tăng thêm 88,2 tỷ đồng, chỉ tiêu “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” sẽ giảm 8,9 tỷ đồng, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ giảm 79,29 tỷ đồng.
Bên cạnh ý kiến ngoại trừ, Kiểm toán còn đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh. Trong đó, ngày 21/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. Đà Nẵng có quyết định khởi tố, thực hiện bắt tạm giam ông Bùi Lê Duy (Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) đề điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến các vấn đề trước năm 2008 (trước cổ phần hóa).
Trước đó, ngày 7/12/2021, ông Nguyễn Quang Trung (cựu Tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) cũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra với hành vi tương tự.
Ngay khi kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã quyết định đưa cổ phiếu NDN vào diện bị cảnh báo và không được cấp margin.
Sau kiểm toán, năm 2022, Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 3,42 tỷ đồng, giảm 99,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 142,96 tỷ đồng, so với cùng kỳ lãi 296,8 tỷ đồng, tức giảm 439,76 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 50,1% về còn 29,3%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/4, cổ phiếu NDN đóng cửa giá tham chiếu 7.300 đồng/cổ phiếu.

-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower