
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ
![]() |
Xuất khẩu xi măng, clinker quý I/2024 chỉ mang về chưa đầy 300 triệu USD. |
Số liệu của Tổng cục Thống kê, quý đầu năm 2024, toàn ngành xi măng xuất khẩu khoảng 7,9 triệu tấn sản phẩm, thu về 298 triệu USD, sản lượng bằng với cùng kỳ năm trước nhưng trị giá giảm 11,7%.
Đáng nói, đà giảm xuất khẩu của mặt hàng này đã kéo dài sang năm thứ 3.
Năm ngoái, xuất khẩu của ngành đã lao dốc mạnh do nhiều thị trường chủ lực như Trung Quốc, Băngladesh... giảm mua xi măng, clinker từ Việt Nam.
Lũy kế cả năm 2023, ngành xi măng xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, và giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
So với kỷ lục xuất khẩu gần 46 triệu tấn của năm 2021, ngành xi măng chưa biết khi nào quay trở lại ngưỡng này.
Sở dĩ xuất khẩu quý I/2024 mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa kể, giá xuất khẩu cũng theo chiều giảm nhẹ, tiếp đà giảm của năm trước. Ngoài ra, thị trường Phillipiness vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam).
Chưa kể, gía xuất khẩu xi măng, clinker vẫn duy trì ở mức thấp, kéo dài suốt từ cuối năm 2022 đến nay. Theo các doanh nghiệp, giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ.
Dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi..
Trong khi đó, năm 2024, sản lượng xi măng trong nước sẽ tiếp tục trong cảnh cung vượt cầu, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ khoảng 60-62 triệu tấn, do đó, kênh xuất khẩu vẫn được các doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm giải quyết được sản lượng khoảng 30 triệu tấn.
Hiện, một số doanh nghiệp đang mở rộng thị trường, chuyển hướng sang các khu vực như Mỹ, Australia, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines...
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ -
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu -
PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác phân phối phân bón sinh học -
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ -
Sản phẩm sơmi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada -
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội