-
Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm -
Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR) ghi nhận doanh thu quý II/2024 đạt 4.622 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu chính của tập đoàn vẫn đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh mủ cao su với 3.132 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ. Phần còn lại đến từ các lĩnh vực như chế biến gỗ, kinh doanh bất động sản, kinh doanh sản phẩm từ cao su và điện nước.
Lợi nhuận gộp giai đoạn này đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng biên lợi nhuận gộp 25,3%. Chi phí tài chính giảm từ 157 tỷ đồng còn 115 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm từ 111 tỷ đồng còn 103 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7%, từ 397 tỷ đồng lên 415 tỷ đồng trong quý này.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm nhẹ so với cùng kỳ, nhưng bù lại Tập đoàn ghi nhận thu nhập khác lên đến 417 tỷ đồng trong khi năm ngoái chỉ khoảng 350 tỷ đồng. Nhờ đó, sau khi trừ tất cả chi phí, Tập đoàn báo lãi sau thuế 994 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, ông Lê Thanh Hưng - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam – cho biết lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do giá bán mủ cao su cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, kết quả kinh doanh đối với hoạt động chế biến gỗ tăng, thu nhập từ bồi thường thu hồi đất và trả đất về địa phương cũng cải thiện nên lợi nhuận đi lên.
Luỹ kế nửa năm, Tập đoàn có doanh thu thuần 9.207 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt hơn 2.248 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ xấp xỉ 1.912 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời gộp nửa đầu năm đạt 24,4%, tăng 1,4 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2023.
Sau khi trừ các khoản chi phí, tập đoàn báo lãi trước thuế 1.962 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.644 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,2% và 12,6% so cùng kỳ năm trước.
Theo kế hoạch được thông qua tại phiên họp bất thường vào cuối tháng 3, Tập đoàn đặt mục tiêu năm nay ghi nhận doanh thu và thu nhập đạt 24.999 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 4.104 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.437 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, Tập đoàn đã hoàn thành 36,8% mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế đều đạt hơn 47,8%.
Ban lãnh đạo cho biết mục tiêu kinh doanh được xây dựng theo hướng thận trọng bởi môi trường kinh doanh năm nay được dự báo khó khăn nhiều hơn thuận lợi.
Cụ thể, giá bán mủ cao su vẫn ở mức thấp và khó đoán định; gỗ, sản phẩm từ gỗ cao su tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản trong nước và suy thoái kinh tế của các nước lớn nên nhu cầu, giá bán có xu thế tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu tích cực trong ngắn hạn. Giải pháp gia tăng nguồn thu khác để bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (thoái vốn, trả đất về địa phương) dự báo còn nhiều khó khăn do vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Tập đoàn cũng công bố đề án tái cơ cấu đến năm 2025. Trong đó, năm 2025, Tập đoàn đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn là 28.575 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 5%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 5.051 tỷ đồng; Luỹ kế giai đoạn 2021 – 2025, tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 135.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn ước đạt 25.075 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý II, Tập đoàn có tổng tài sản hợp nhất 76.117 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 1.945 tỷ đồng so với đầu kỳ. Các khoản dài hạn chiếm hơn 52.656 tỷ đồng trong cơ cấu tài sản của Tập đoàn. Nợ phải trả cũng giảm đáng kể so với đầu kỳ, theo đó từ 23.085 tỷ đồng còn 20.518 tỷ đồng. Khoảng 12.694 tỷ đồng nợ phải trả của Tập đoàn là các khoản dài hạn.
Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn hiện đạt 55.599 tỷ đồng, tăng hơn 622 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hiện đạt 5.801 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu GVR hiện ở mức 31.600 đồng (vùng giá đầu năm là 20.950 đồng).
-
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn