-
Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9 -
Hải Phòng: Chủ động phòng chống bão, KCN Nam Cầu Kiền đã hạn chế tối đa thiệt hại do bão số 3 gây ra -
Thaco Trailers trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải đa phương thức Bắc Mỹ -
KCN Hàm Kiệm 1 đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực chế biến thủy hải sản -
TKV khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão -
Davipharm - Hành trình 20 năm từ khởi đầu khiêm tốn đến tiên phong xu hướng
Một số quy định mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP có hiệu lực từ 1/1/2023. |
Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Thông tư số 32/2022/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023.
Theo đó, Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) Phiên bản HS 2022 (thay cho Phiên bản HS 2012) và mặt sau sửa đổi giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu RCEP được thực thi kể từ ngày 1/1/2023.
Theo Bộ Công thương, Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực chính thức kể từ đầu năm 2022.
Thực hiện cam kết quốc tế về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP, ngày 18 tháng 2 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.
RCEP là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỷ người, tương đương hơn 26.000 tỷ USD. RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và được kỳ vọng xóa bỏ tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên.
RCEP sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Hiệp định này sẽ giúp các nhà sản xuất tại Việt Nam giảm thiểu chi phí và tiếp cận chuỗi cung ứng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phần lớn nguyên liệu thô phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam được nhập từ các nước tham gia RCEP, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu.
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường RCEP 132,32 tỷ USD hàng hóa, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu từ khối này 238,5 tỷ USD, nhập siêu hơn 106 tỷ USD.
Một điểm khác biệt của Hiệp định này là thay vì 5 hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác trước đây ta phải áp dụng, tuân thủ 5 bộ quy tắc xuất xứ để hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường đó được hưởng ưu đãi thuế thì hiệp định này tạo nên một bộ quy tắc xuất xứ hài hòa.
-
KCN Hàm Kiệm 1 đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực chế biến thủy hải sản -
TKV khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão -
Davipharm - Hành trình 20 năm từ khởi đầu khiêm tốn đến tiên phong xu hướng -
Việt Nam đứng top 5 ASEAN về chỉ số hiệu quả logistics -
BIM Group thuộc Top 10 Tập đoàn tư nhân đa ngành nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực -
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”