-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Loại bỏ hơn 12,5 triệu SIM không chính chủ
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong quá trình đối soát thuê bao di động, các nhà mạng phát hiện hiện tượng cố tình đăng ký nhiều SIM để bán và một bộ phận người dùng không sang tên khi chuyển quyền sử dụng SIM. Đây là lý do dẫn tới tình trạng SIM rác chưa được xử lý dứt điểm. Từ đó, nhiều đối tượng xấu lợi dụng SIM rác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.
Ngoài tin nhắn rác trên mạng viễn thông truyền thống, xuất hiện tin nhắn rác qua mạng Internet, OTT (Viber, Messenger, Zalo...). Thực tế cũng xuất hiện đối tượng sử dụng thiết bị công nghệ cao giả mạo trạm thu phát sóng di động để phát tán tin nhắn rác, dẫn tới khó khăn trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn.
Để xử lý dứt điểm tình trạng này, từ tháng 4 đến tháng 6/2023, Bộ TT&TT tổ chức 73 đoàn, thanh tra diện rộng việc quản lý thông tin thuê bao để xử lý tình trạng một thuê bao có nhiều SIM và các đối tượng cố tình đăng ký 10, 100, hoặc 1.000 SIM.
Các doanh nghiệp di động đã đối soát hơn 125 triệu thuê bao di động với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong đó, hơn 108 triệu thuê bao (trên 86,5%) có thông tin trùng khớp, gần 17 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp đang được nhà mạng chuẩn hóa.
Đến cuối tháng 8/2023, khoảng 7,2 triệu thuê bao đã chuẩn hóa thông tin. Tuy nhiên, có gần 3,2 triệu thuê bao bị khóa một chiều, hơn 4,8 triệu thuê bao bị khóa 2 chiều do thông tin chưa đầy đủ. Nhà mạng thu hồi hơn 1,8 triệu thuê bao.
Trong diễn biến mới nhất, đầu tháng 11/2023, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã yêu cầu các nhà mạng dừng toàn bộ việc sử dụng các ứng dụng/phần mềm trực tuyến để rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động; yêu cầu các nhà mạng báo cáo kết quả triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động về Cục. Trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ TT&TT tổ chức kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp nhà mạng cố tình vi phạm.
Trước đó, để ngăn chặn tình trạng SIM không chính chủ, SIM rác, Bộ TT&TT yêu cầu các nhà mạng ngừng phát hành SIM di động tại các đại lý ủy quyền.
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, hàng tháng có khoảng 1,5 triệu SIM phát hành ra thị trường. Trong số này, có tới 80% SIM phát hành qua kênh đại lý ủy quyền của nhà mạng; 10% SIM được bán trực tiếp từ nhà mạng (các cửa hàng giao dịch của nhà mạng) và 10% qua kênh chuỗi là các hệ thống bán lẻ điện thoại lớn.
Kênh đại lý là nguồn phát hành nhiều SIM không chính chủ nhất. Hiện nay, để kích hoạt SIM, thông tin khi đăng ký từ các nhà mạng lớn đều đã kết nối trực tiếp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. SIM chỉ được hoạt động nếu dữ liệu trùng khớp. Tuy nhiên, tại nhiều cửa hàng SIM thẻ, người dùng vẫn có thể dễ dàng mua sim đã kích hoạt và dùng luôn. Điều này đến từ việc các đại lý "lách luật", lấy thông tin của người dân (thuê, mượn căn cước công dân) đăng ký thông tin rồi đem bán cho người dùng khác, dẫn đến tình trạng thuê bao chính chủ nhưng người sử dụng thì không phải chính chủ. Trong các đợt rà soát vừa qua, Bộ TT&TT đã loại bỏ hơn 12,5 triệu SIM không chính chủ ra khỏi hệ thống.
Nhà mạng đề xuất
Đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đều khẳng định, đã tuân thủ việc ngừng phát triển thuê bao tại hệ thống kênh đại lý. Bên cạnh đó, nhà mạng cũng đã dừng toàn bộ hoạt động phát triển thuê bao theo hình thức online. Dù vậy, các nhà mạng vẫn còn nhiều băn khoăn.
Báo cáo của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý III/2023 mới đây cho biết, việc dừng bán SIM qua đại lý, chỉ bán SIM tại các cửa hàng của nhà mạng và các chuỗi cửa hàng điện thoại uy tín đã làm tăng thêm chi phí công tác quản trị, chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Theo ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT, doanh nghiệp đã rất cố gắng trong việc làm đúng các quy định của Nhà nước, tuy nhiên chưa thể làm đúng 100%. Bởi cách phân phối qua kênh đại lý đã diễn ra trong hàng chục năm, nếu dừng ngay lập tức sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. VNPT đề nghị Bộ TT&TT giãn bớt thời gian để doanh nghiệp có lộ trình làm việc.
Đại diện Viettel Telecom đề xuất, có thể cho các nhà mạng sử dụng hình thức đăng ký thuê bao online, nhưng các nhà mạng phải đảm bảo điều kiện như kết nối để đối soát với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an khi khách hàng đăng ký thuê bao mới. Bên cạnh đó, nhà mạng phải sử dụng giải pháp eKYC để xác thực người dùng. Nếu cần thiết, Bộ TT&TT có thể yêu cầu nhà mạng phải tiến hành thêm bước nữa là sử dụng video call để kiểm tra có đúng người chính chủ đăng ký SIM hay không.
Tương tự, đại diện MobiFone bổ sung, kênh đại lý hiện chiếm 90% trong tỷ trọng phát triển thuê bao của doanh nghiệp. Do vậy, việc dừng bán SIM qua kênh đại lý sẽ khiến nhà mạng gặp ảnh hưởng lớn đến việc cân đối tài chính và nguồn lực đầu tư. Hiện chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc sử dụng hình thức cho khách hàng đăng ký thông tin cá nhân online khi kích hoạt thuê bao mới là xu hướng trên thế giới. Các dịch vụ như đăng ký ví điện tử, cấp đổi hộ chiếu... cũng đã được thực hiện qua hình thức online. Vì thế, đề nghị cho đăng ký SIM bằng hình thức online.
Trong khi đó, các nhà mạng ảo ITEL, ASIM, VNSKY cho biết, họ đã tuân thủ các yêu cầu của Bộ TT&TT để giải quyết vấn nạn SIM rác. Nhưng việc này cũng dẫn đến một thực tế là các mạng ảo không còn bất kỳ kênh nào để phát triển thuê bao do đã ngừng việc hợp tác phát triển thuê bao qua kênh đại lý và dừng kênh đăng ký online.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần có chính sách giống nhau, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, không phân biệt nhà mạng to, nhỏ, có hạ tầng hay không có hạ tầng. Việc ngừng bán qua kênh đại lý chỉ là phương tiện để thực hiện. Mục tiêu cuối cùng là không có SIM rác gây ảnh hưởng đến người dân.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up