Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Rà soát, gỡ bỏ 398 điều kiện kinh doanh “bất hợp pháp” trong lĩnh vực nông nghiệp
Thùy Liên - 03/07/2015 13:58
 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang thực hiện các tổ công tác đặc biệt để tổng rà soát và gỡ bỏ các 398 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát.

Thưa Bộ trưởng, theo rà soát của Bộ KH&ĐT, gần 3.000 điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền đang tồn tại trên cả nước, trong đó, Bộ NN&PTNT có 398 điều kiện kinh doanh. Bộ NN&PTNT sẽ xử lý như thế nào về vấn đề này?

Theo Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 vừa có hiệu lực từ 1/7 thì tất cả các điều kiện kinh doanh trên đã trở nên “bất hợp pháp”, vì Luật quy định các bộ không được ban hành điều kiện kinh doanh, điều kiện đầu tư. Trước tình hình này, tôi đã yêu cầu lập Tổ công đặc biệt, yêu cầu tổng rà soát lại các quy định, điều kiện kinh doanh để có hướng xử lý.

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt triển khai Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phản ánh, trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn mộ số thủ tục cản trở xuất khẩu?

Đúng, một số ý kiến cho rằng, Bộ NN&PTNT còn có một số thủ tục không cần thiết liên quan đến kiểm dịch dăm gỗ, kiểm dịch thủy sản  xuất khẩu.

Về vấn đề này, tôi đã trao đổi với Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Cục đã có văn bản dừng ngay kiểm dịch thực vật với dăm gỗ xuất khẩu nếu thị trường nhập khẩu không yêu cầu.

Với thủy sản, Bộ NN&PTNT quy định sản phẩm thủy sản xuất khẩu đi EU thì phải được khai thác từ tàu cá được cấp code EU hoặc  được giám sát theo các quy định của châu Âu. Đây là yêu cầu thị trường EU. Nếu ta không thực hiện, một khi EU kiểm tra, xuất khẩu thủy sản của cả nước sang EU sẽ bị ngừng chứ không phải riêng một vài doanh nghiệp. Tương tự, trong thủy sản, hiện có thêm quy định là một số trường hợp sẽ được lấy mẫu kiểm tra ở nhà máy thay vì tại cảng như trước đây, điều này cũng là do thị trường yêu cầu. Hiện nay có 45/120 nước nhập khẩu yêu cầu Việt Nam lấy lấy mẫu ở nhà máy để kiểm tra. Trên thực tế, việc kiểm tra này đã khiến số mẫu giảm 30%, đồng nghĩa với việc chi phí kiểm dịch của doanh nghiệp cũng đã giảm 30% chứ không phải tăng lên. 

Riêng trong lĩnh vực thú y, thực hiện lời hứa trước Quốc hội, trong tháng 6 vừa qua, tôi đã ký văn bản đề nghị Bộ Tài chính bỏ 31 loại phí, lệ phí lĩnh vực thú y và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng rất ủng hộ.  Tất nhiên,  bỏ thu phí sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của hệ thống thú y. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc thu phí phải hợp lý, hợp lòng dân, nếu không sẽ phải bỏ. Hệ thống thú y đã được nhà nước giao nhiệm vụ, anh phải thực hiện, còn khó khăn thì báo cáo, cùng tháo gỡ. Nếu vì bỏ phí mà các địa phương lơ là, để xảy ra dịch bệnh thì phải chịu trách nhiệm. 

Thưa Bộ trưởng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước đang bày tỏ ý định đầu tư vào nông nghiệp. Bộ sẽ có thêm những giải pháp gì trong cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút dòng vốn này?

Chúng tôi chủ trương thực hiện các giải pháp đồng bộ để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ đó hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” của các chuỗi giá trị với các loại nông sản chủ lực có hiệu quả cao hơn.

Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung rà soát, đơn giản hóa, cắt bỏ những thủ tục hành chính, công khai hóa, áp dụng CNTT để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, xây dựng bộ phận 1 cửa, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng cắt giảm tối đa thời gian làm thủ tục để tiết kiệm công sức, tiền bạc của người dân. Ví dụ, trong bảo vệ thực vật, số giờ được rút ngắn từ 24h xuống chỉ còn 10 giờ, trong lĩnh vực thú y cũng giảm từ số ngày xuống số giờ. Chúng tôi hiểu rằng, thời gian là tiền bạc, chỉ cần lưu kho thêm một ngày ở cảng là doanh nghiệp phải trả thêm rất nhiều chi phí.

Phanh gấp tư duy cũ về điều kiện kinh doanh
Chưa phải là hành vi trái luật, song cách thức tư duy theo thói quen trong xây dựng điều kiện đầu tư kinh doanh của một số bộ, ngành đang khiến nỗi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư