
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa trái) và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Ảnh: AFP |
Trong chiến dịch loại bỏ ông Jerome Powell, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì đã khiến nước Mỹ thiệt hại "hàng trăm tỷ USD" do không cắt giảm lãi suất.
"Ông (ông Powell - BTV) đã khiến nước Mỹ thiệt hại nặng nề và vẫn tiếp tục làm như vậy", Tổng thống Trump viết trong một bức thư tay gửi Chủ tịch Fed Jerome Powell mà ông đăng trên Truth Social tháng trước.
"Ông nên hạ lãi suất xuống thật nhiều. Hàng trăm tỷ đô la Mỹ đang biến mất", lãnh đạo Nhà Trắng đề nghị Chủ tịch Fed trong thư.
Trong cùng bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho Hội đồng quản trị Fed, cho rằng: "Nếu họ làm đúng phận sự của mình, đất nước chúng ta đã tiết kiệm được hàng nghìn tỷ USD chi phí lãi suất... Chúng ta chỉ nên trả lãi suất 1%, hoặc tốt hơn!"
Tổng thống Trump tập trung công kích vấn đề cắt giảm lãi suất trong bối cảnh dư luận đang quan ngại khoản thanh toán lãi suất tăng vọt của nước Mỹ đối với khoản nợ liên bang ngày càng tăng.
Khoản thanh toán lãi suất của Mỹ trong năm tài chính này đang tiến gần đến mốc 1.000 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử đất nước.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã ký ban hành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "một dự luật vĩ đại và tuyệt đẹp". Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump, trong nỗ lực hiện thực hóa lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông.
Theo ước tính, luật vừa được ký sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thâm hụt thêm 3.000 tỷ USD trong thập kỷ tới và đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây đã hạ xếp hạng nợ của Mỹ một phần do sự gia tăng tỷ lệ nợ của chính phủ và thanh toán lãi suất.
Tuy nhiên, ngay cả khi Tổng thống Trump thành công trong việc gây áp lực buộc Fed giảm lãi suất, điều đó cũng không thể làm giảm đáng kể gánh nặng thanh toán lãi suất của Mỹ, theo các nhà phân tích.
Lãi suất quỹ liên bang (FFR) là mức lãi suất các ngân hàng cho nhau vay qua đêm từ số dư trong dự trữ bắt buộc của họ. Do đó, lãi suất FFR chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất của các khoản nợ liên bang, bao gồm hỗn hợp các chứng khoán kho bạc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
"Có vẻ như đây là một đòn bẩy dễ dàng hơn đối với những người muốn tác động đến chi phí lãi suất đối với nợ liên bang hoặc tăng trưởng kinh tế", ông Shai Akabas, Phó chủ tịch chính sách kinh tế tại Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC), nhận định. "Nhưng điều đó không có nghĩa là hành động của Fed sẽ đem lại kết quả mà Tổng thống hoặc những người khác mong muốn", ông Akabas lưu ý.
Điều không thể chối cãi là chi phí lãi suất của Mỹ đã tăng vọt trong những năm gần đây, một phần do nợ quốc gia ngày càng tăng và một phần do lãi suất tăng sau một thời gian lãi suất siêu thấp khi Washington chống chọi với lạm phát cao vào đầu thập niên này.
Mỹ đã chi trả 346 tỷ USD tiền lãi trong năm tài chính 2020. Con số đó đã tăng vọt lên mức dự kiến 952 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại và dự kiến sẽ vượt quá 1.000 tỷ USD trong năm tới, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội.
Việc chi trả lãi suất hiện là hạng mục chi tiêu lớn thứ hai trong ngân sách liên bang, nó vượt qua cả mức chi tiêu cho chương trình bảo hiểm y tế Medicare và chi tiêu quốc phòng trong năm tài chính 2024 và chỉ đứng sau mức chi tiêu cho an sinh xã hội.
Hiện tại, trong 1 USD tiền thuế của người Mỹ thì có khoảng 18 cent được dùng để trả lãi cho khoản nợ quốc gia, ông Akabas cho biết. Vào cuối thập niên tới, con số đó sẽ tăng lên khoảng 25 cent.
Mặc dù việc cắt giảm lãi suất FFR có thể giúp giảm lãi suất đối với các chứng khoán ngắn hạn, nhưng nó có thể không giúp giảm lãi suất đối với trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hoặc 30 năm.
Trên thực tế, việc cắt giảm mạnh lãi suất FFR có thể làm tăng lãi suất dài hạn vì một số lý do, bao gồm việc cắt giảm lãi suất mạnh có thể thúc đẩy lạm phát hoặc có thể khiến các nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán dài hạn để chốt lãi suất cao hơn, theo ông Marc Goldwein, Giám đốc chính sách cấp cao tại tổ chức phi luận nhuận mang tên Ủy ban Ngân sách Liên bang Có Trách nhiệm (CRFB).
"Fed chỉ có một số quyền hạn nhất định để hạ lãi suất đó", ông Goldwein bình luận về lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn dài. "Không có gì đảm bảo rằng việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ làm giảm các khoản thanh toán lãi suất", đại điện Ủy ban Ngân sách Liên bang Có Trách nhiệm nói thêm.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu Tổng thống Trump thực sự quan tâm đến việc giảm các khoản thanh toán lãi suất, có một cách hiệu quả hơn để làm điều đó. Họ cho rằng, ông chủ Nhà Trắng có thể nỗ lực giảm thâm hụt hàng năm - mặc dù điều đó có thể sẽ liên quan đến một số thay đổi về thuế và chi tiêu mà không được chấp nhận về mặt chính trị.
Mặc dù nghị trình của ông Trump sẽ đưa đến những khoản cắt giảm lịch sử đối với chi tiêu liên bang cho mạng lưới an sinh xã hội của quốc gia, nhưng việc cắt giảm thuế mạnh tay vượt xa khoản tiết kiệm và làm gia tăng thâm hụt hàng năm.
"Nếu mối quan tâm của ông (ông Trump - BTV) là hàng trăm tỷ USD mà chúng ta đang bổ sung vào khoản thâm hụt do chi phí lãi suất cao hơn, thì giải pháp là phải ban hành các chính sách giảm thâm hụt chứ không phải tăng thâm hụt", ông Goldwein phân tích.

-
Sa thải Chủ tịch Fed, cắt giảm lãi suất cũng khó giải bài toán thâm hụt của Mỹ -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại -
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam