
-
ĐHĐCĐ CII: Thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn lên 6.264 tỷ đồng
-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
Tổng công ty cổ phần Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 theo hình thức trực tiếp, vào ngày 27/4 tới.
Năm 2021, doanh thu thuần của Sabeco đạt hơn 26.300 tỷ đồng, thấp hơn năm liền kề trước đó 5,7% và chỉ đạt gần 80% kế hoạch năm. Biên lợi nhuận gộp của công ty giảm 1,6% về mức 28,8%.
Về lãi ròng, Tổng công ty đạt hơn 3.900 tỷ đồng, thấp hơn năm liền kề trước đó khoảng 1.000 tỷ đồng và chỉ đạt 74% kế hoạch năm.
Cụ thể trong doanh thu thuần, Sabeco ghi nhận từ bán bia là hơn 23.300 tỷ đồng, theo sau đó là bán nguyên vật liệu hơn 3.000 tỷ đồng; trong đó, biên lợi nhuận mảng bia là 33% (giảm 0,8% so với năm 2020).
![]() |
Chi phí bán hàng của Sabeco trong năm 2021 và 2020. |
Năm 2021, có hai Phó tổng giám đốc Sabeco từ nhiệm gồm ông Hoàng Đạo Hiệp và ông Teo Hong Keng; hai người được bổ nhiệm thay thế gồm ông Koo Liang Kwee và bà Venus Teoh Kim Wei.
Tính đến thời điểm cuối năm 2021, Sabeco có hơn 2.900 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn dưới ba tháng và hơn 680 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
Công ty TNHH Vietnam Beverage là công ty mẹ của Sabeco, trong khi đó, BeerCo Limited là công ty mẹ cấp trung gian và Thai Beverage Public Company Limited là công ty mẹ cao cấp nhất.
Trong năm ngoái, Tổng công ty này trả cổ tức cho Vietnam Beverage hơn 1.200 tỷ đồng và chi hộ BeerCo Limited cùng Thai Beverage hơn 16 tỷ đồng.
![]() |
Lương thưởng thù lao cho các thành viên HĐQT Sabeco năm 2021. |
Đánh giá chung về thị trường năm 2022, ban lãnh đạo Sabeco tiếp tục nhắc lại hai vấn đề quen thuộc là ảnh hưởng từ đại dịch và những quy định của nhà nước trong lĩnh vực này như đồ uống có cồn phải trả 3 loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt).
Về thị trường, ngành dịch vụ ăn uống đã hoạt động trở lại sau thời gian dài hoạt động cầm chừng có thể giúp tăng tiêu thụ sản lượng đồ uống có cồn.
Song, ngành sản xuất kinh doanh bia vẫn gặp những thách thức chung như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, khan hiếm hàng hoá, cước vận tải tăng,…
Thêm vào đó, sự cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt giữa các công ty sản xuất bia nhằm giành thị phần.
HĐQT Sabeco dự tính doanh thu và lãi ròng năm nay có thể tăng lần lượt 32% và 17% so với kết quả năm 2021, đạt khoảng 34.700 tỷ đồng và 4.500 tỷ đồng.
Trong năm, Tổng công ty vẫn sẽ tập trung nguồn lực cho xây dựng thương hiệu, giữ thị phần tại thị trường nội địa, cho ra sản phẩm mới…
Hiện, tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2021, kế hoạch phối lợi nhuận năm 2022 và bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa được cập nhật.
-
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm -
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn -
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng -
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025 -
Dấu hỏi dòng tiền xoay vòng, VISC muốn bơm thêm tiền cho tự doanh và ký quỹ -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa