-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Theo nhận xét của một chuyên gia chứng khoán, Sabeco và Habeco đã thực hiện việc cổ phần hóa được hơn 8 năm. Trong đề án cổ phần hóa của Sabeco và Habeco đều từng nói rõ việc cổ phần hóa gắn với niêm yết theo chủ trương của nhà nước, nhưng trên thực tế dường như Sabeco và Habeco lại tìm cách trốn tránh việc niêm yết. “Chúng tôi biết Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã nhiều lần giục Bộ Công thương cũng như HĐQT tại 2 doanh nghiệp này là cần phải thực hiện niêm yết để cải thiện quản trị doanh nghiệp đồng thời tạo hàng hóa có chất lượng để phát triển thị trường chứng khoán. Tuy nhiên kết quả vẫn không có gì thay đổi”, vị này nhận xét.
Vẫn theo chuyên gia này, trong 10 năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện niêm yết, nhất là tại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa nhưng tỷ trọng cổ phần nhà nước còn nắm chi phối. Cụ thể tại Quyết định 51/2014/QĐ-CP qui định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, ở điểm 2 Điều 14 có ghi rõ, “đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo qui định tại khoản 1 Điều 14 quyết định này trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực”.
Đối chiếu qui định trên và nhiều chủ trương chính sách liên quan tới cổ phần hóa, kể cả các nghị quyết đại hội cổ đông tại 2 ông lớn này về thực hiện niêm yết thì dường như những người quản lý vốn trực tiếp và gián tiếp tại Sabeco và Habeco đã không thực hiện chủ trương của Chính phủ.
Điển hình cho trường hợp này là Sabeco. Do Nhà nước đang sở hữu tới 89,59% cổ phần tại Sabeco, nên trên thực tế, tuy “vỏ” là công ty cổ phần, nhưng “ruột” đang vận hành theo cơ chế của một doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo của Sabeco cho thấy, tuy là công ty cổ phần, nhưng cơ cấu tổ chức của Sabeco có cả HĐQT và bộ phận quản lý vốn nhà nước. Bộ máy quản lý phức tạp, cồng kềnh, không những làm tăng chi phí mà còn khiến cho hoạt động điều hành doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sau không ít lần thay đổi Chủ tịch HĐQT, mà thực chất đều do “một tay” Bộ Công thương quyết, hoạt động quản trị của Sabeco vẫn chẳng mấy… đổi thay.
Nếu như sau 10 năm sau cổ phần hoá, Vinamilk đã đạt bước biến tiến dài về chất lượng quản trị doanh nghiệp. Trong khi có bề dày cổ phần hoá chỉ kém Vinamilk 3 năm, mô hình quản trị, cung cách làm ăn của Sabeco chẳng mấy thay đổi, nếu không muốn nói là có bước lùi về quản trị, xét trong bối cảnh Sabeco hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cũng như kỳ vọng của giới đầu tư.
Lật giở hoạt động của Sabeco thời gian gần đây các nhà đầu tư cũng cho hay, việc trốn tránh niêm yết có thể bởi những người quản lý không thích sự minh bạch.
Dẫn chứng cho điều này là việc Bộ Công thương năm 2015 đã cử một nhân sự từng là Giám đốc một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ hàng trăm tỷ đồng trong thời gian vị này lãnh đạo về làm Thành viên HĐQT và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco. Hay như việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT tại Sabeco trong vài nhiệm kỳ gần đây đều là các công chức thuần túy, trước đó chưa hề có kinh nghiệm thực tế về quản trị doanh nghiệp.
Cho rằng việc trốn tránh niêm yết, cử người không đủ năng lực làm người quản lý vốn nhà nước hay lợi ích cục bộ là một số nguyên nhân góp phần làm yếu kém công tác quản trị doanh nghiệp, khiến kinh doanh kém hiệu quả, các nhà đầu tư đã nhận xét, cách đây 10 năm, Sabeco là doanh nghiệp có quy môt lớn hơn nhiều so với Vinamilk, lợi nhuận Sabeco cao gần gấp đôi Vinamilk.
Tuy nhiên hiện nay, lợi nhuận của Vinamilk cao gần gấp 3 lần Sabeco. Sau hơn 8 năm cổ phần hóa, Sabeco và Habeco tăng trưởng rất chậm mặc dù tiềm năng phát triển là rất lớn.
Sabeco là doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam tính về sản lượng với 1,38 tỷ lít trong năm 2015. Tiếp đó là các sản phẩm của thương hiệu Heineken với 729 triệu lít; Habeco ở vị trí thứ 3 với 667,8 triệu lít và thương hiệu Carlsberg với 229 triệu lít. Chỉ tính riêng 4 doanh nghiệp sản xuất bia này đã chiếm 88,4% thị phần trong ngành bia.
Câu chuyện đáng nói là năm 2015, Sabeco dù đạt sản lượng 1,38 tỷ lít bia, nhưng giới chuyên môn cho là gần như không có tăng trưởng so với năm 2014. Trong khi đó, Heineken đã lần đầu tiên vượt qua Habeco để vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng trong ngành bia.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"