-
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại
Đỏ vỏ, xanh lòng
Trong phiên giao dịch cuối tháng 5, số lượng mã chứng khoán tăng giá cao vượt trội. Toàn sàn có 458 cổ phiếu tăng, 88 cổ phiếu tăng trần nhưng có tới 294 mã giảm và 4 mã giảm sàn. Dù vậy, VN-Index vẫn giao dịch khá tiêu cực, từng có thời điểm “xuyên thủng” mốc 1.075 điểm. Tuy nhiên, nhịp hồi phục cuối phiên giúp VN-Index đóng cửa chỉ giảm 2,88 điểm, kết phiên tại 1.075,17 điểm. VN-Index cũng là cổ phiếu duy nhất đóng cửa trong sắc đỏ. HNX-Index và UPCoM-Index cũng giằng co mạnh ở phiên chiều nhưng vẫn lần lượt tăng 0,67% và 0,46% khi đóng cửa.
“Tội đồ” kéo VN-Index giảm trong phiên hôm nay đều là các cổ phiếu đứng đầu trong top vốn hóa. Riêng cổ phiếu Vinhomes giảm 2,55% đã góp 1,48 điểm giảm. VCB và VIC cũng đều là đầu tàu kéo chỉ số đi xuống.
Ở chiều ngược lại, top 5 cổ phiếu tác động tích cực đến chỉ số gồm 3 đại diện ngành ngân hàng (TPB, BID, ACB) cùng cổ phiếu Sabeco (SAB), EVNGenco3 (PGV).
Đa phần các nhóm cổ phiếu đều có sự phân hóa. Số lượng mã tăng/giảm nhóm ngân hàng khá ngang ngửa. Khá nhiều cổ phiếu nhóm chứng khoán điều chỉnh mạnh sau 2 phiên tăng. Một số vẫn duy trì đà tăng như VND đã duy trì chuỗi không giảm trong 4 phiên gần đây. Giá cổ phiếu VND đóng cửa tháng 5 ở mức 17.500 đồng/cổ phiếu, tăng 10,4% trong khoảng thời gian này.
Tín hiệu tích cực từ thanh khoản, khối ngoại ròng rã bán
Thanh khoản tiếp tục là điểm sáng trong phiên hôm nay. Dù giảm nhẹ so với hôm qua, đây đã là phiên thứ hai liên tiếp giá trị giao dịch tăng trên 19.000 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, tổng cộng có 924 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị giao dịch đạt 15.818 tỷ đồng.
Các cổ phiếu hút mạnh dòng tiền gồm ACB (731 tỷ đồng), VND (668 tỷ đồng) và HSG (560 tỷ đồng).
Sự sôi động của thị trường vẫn đến từ nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tính riêng trên sàn HoSE, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 945 tỷ đồng, nhưng ở chiều ngược lại khối tự doanh tại công ty chứng khoán bán ròng 21 tỷ đồng, tổ chức khác trong nước bán ròng 525 tỷ đồng và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 400 tỷ đồng.
Trên cả ba sàn, khối ngoại bán ròng 474 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức bán ròng hôm qua. NVL, EIB là hai cổ phiếu bị bán mạnh nhất, đều trên 70 tỷ đồng. Ngoài ra, một số cổ phiếu cũng bị bán ròng mạnh như HPG, STB, VNM. Khối ngoại khá hạn chế giải ngân. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là CTG cũng chỉ được mua hơn 37 tỷ đồng.
-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024