-
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm
Tăng điểm trên cả ba sàn, dòng ngân hàng bất động sản tỏa sáng
Khép lại năm 2021 với hàng loạt kỷ lục được xác lập, thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm một kỷ lục bị xô đổ. HNX-Index tăng 12,34 điêm (+2,67%) lên 473,99 điểm, vượt xa mức cao nhất 468,73 điểm xác lập ngày 18/11/2021.
Tuy nhiên, chỉ riêng cổ phiếu THD đã đóng góp 14,55 điểm vào mức tăng này. Cổ phiếu này bất ngờ chạm trần 277.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ATC với hơn 51.300 đơn vị (chiếm hơn 16% tổng khối lượng giao dịch cả phiên). Ngoài THD, hai cổ phiếu ngân hàng gồm BAB và NVB cũng nằm trong top 3 cổ phiếu kéo HNX-Index tăng.
Chứng khoán Việt Nam kết phiên cuối năm trong sắc xanh - Nguồn: Pinetree Securities |
Trong toàn bộ phiên giao dịch, VN-Index đều tăng điểm nhưng chưa một lần chạm được mốc 1.500. Chỉ số sàn HoSE đóng cửa tăng 12,31 điểm (+0,83%) lên 1.498,28 điểm. Tương tự hai sàn niêm yết, UPCoM-Index cũng tăng 1% lên 112,68 điểm. UPCoM là sàn duy nhất có số mã tăng điểm áp đảo. Trên sàn HoSE và HNX, dù chỉ số tăng nhưng số mã giảm giá lại nhỉnh hơn đáng kể. Các cổ phiếu vốn hóa lớn trở lại đảm nhận vai trò nâng đỡ chính.
Trên sàn HoSE, dòng cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và thép nằm trong nhóm ảnh hưởng tích cực đến chỉ số. Top 5 cổ phiếu góp điểm tăng cho VN-Index lần lượt là NVL, BID, VIB, HPG, TCB và VNM. Trong khi đó, GAS giảm 0,8% so với phiên hôm qua và là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Nhóm dầu khí cũng có phiên giao dịch ảm đạm. Bộ đôi HAG và HNG lần lượt giảm 6,7% và 5,8% đều nằm trong nhóm 5 cổ phiếu góp nhiều điểm giảm nhất.
Thanh khoản nhích tăng, khối ngoại đã có phiên mua ròng thứ tư liên tiếp
Điểm tích cực trong phiên giao dịch hôm nay là thanh khoản thị trường đã cải thiện so với phiên hôm qua. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 31.110 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh 28.920 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên ba sàn. Đây đã là phiên thứ 5 liên tiếp, ghi nhận chuỗi giải ngân dài nhất trong xu hướng bán ròng áp đảo năm qua.
Giao dịch nhóm này thu hẹp so với các phiên trước nhưng lực mua áp đảo. Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại giải ngân thêm 857 tỷ đồng, bán ra 740 tỷ đồng, tương đương giá trị bán ròng 117 tỷ đồng. Trên ba sàn, các nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 145,26 điểm, tập trung giải ngân chính ở nhóm bất động sản, ngân hàng gồm KBC (60,22 tỷ đồng), DXG (52,25 tỷ đồng), STB (27,8 tỷ đồng)… Cổ phiếu CEO không còn được khối ngoại mua bán khối lượng lớn.
Đây đã là phiên thứ hai nhóm này không còn “xả”. Giá trị bán ròng nhiều phiên trước lên tới hàng trăm tỷ đồng. Một số cổ phiếu cũng bán ròng phiên này nhưng giá trị không quá lớn như, nhiều nhất là MSN (54 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ FUEVFVND (39 tỷ đồng), CTG (28 tỷ đồng)…
-
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đạt đỉnh vào quý III/2025 -
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?