
-
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM sụt giảm mạnh
-
Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không nên tiếng”
-
Lôi kéo, hướng dẫn "bùng" nợ tín dụng tiêu dùng có thể bị xử lý
-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng
-
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm?
Riêng quý III/2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 4.440 tỷ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch, trong đó tỷ trọng thu ngoài lãi là 39,4%.
![]() |
Tính đến hết quý III/2022, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 564.200 tỷ đồng, tăng 8,3% so với đầu năm; tổng huy động đạt 502.535 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm; dư nợ tín dụng đạt hơn 421.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu là 0,86%.
Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10% và 12%, đạt 512.700 tỷ đồng và 435.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Trong thời gian qua, Sacombank là một ngân hàng thực hiện tái cơ cấu hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ. Đề án cho phép Sacombank tái cơ cấu trong 10 năm nhưng chỉ sau 5 năm, khoảng cách đến vạch đích đã không còn xa nữa.
Tại toạ đàm “Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, nợ xấu của ngân hàng từng ở mức 96.000 tỷ đồng và sau 5 năm, Sacombank xử lý được trên 76.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm xuống còn 0,86% đến cuối tháng 9/2022.
Đó là sự nỗ lực rất lớn của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng như là Chính phủ.
Theo bà Diễm, trong bài học tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, thì thứ nhất chúng ta cần xác định thực trạng toàn diện của ngân hàng yếu kém đó, từ cơ cấu chủ sở hữu, đến quản trị, điều hành đến nợ xấu và đến những tài sản tồn đọng trong kinh doanh, chúng ta phải xác định nhanh, và đặc biệt những tài sản có khả năng sinh lời.
Trên cơ sở đó chúng ta phải có công ty tư vấn kiểm toán tổ chức độc lập đánh giá hiện trạng, rồi báo cáo rõ ràng thực trạng với cơ quan chủ quản để đảm bảo tính chính xác rồi từ đó xác định phương hướng làm sao để tái cấu trúc phù hợp, không lấp lửng cũng không giấu diếm.
Đồng thời, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng cần phải khẩn trương, kịp thời, vì càng kéo dài thì có hệ lụy của nền kinh tế rất lớn và tránh tình trạng nó sẽ chuyển biến xấu hơn và gặp nhiều khó khăn hơn cho cả ngành chứ không phải cho riêng ngân hàng yếu kém đó.
Bài học của Sacombank, nên ưu tiên nguồn lực kinh tế tư nhân thay vì tập trung vào ngân sách nhà nước. Thông qua khuyến khích các ngân hàng tự tái cơ cấu, sát nhập ngân hàng tốt với ngân hàng xấu và Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đứng ra hỗ trợ cơ chế đi kèm, tạo điều kiện để ngân hàng yếu kém từng bước hoàn thiện và gia nhập, dựa trên sự dẫn dắt của một ngân hàng mạnh. Đồng thời có sự phối kết hợp nhịp nhàng từ các cơ quan trung ương đến các bộ ngành, đến Ngân hàng Nhà nước, cho cơ chế thông thoáng.
Nhờ thực hiện tái cơ cấu thành công, được các cơ quan chức năng ghi nhận nên tháng 9/2022 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng và Sacombank chính là ngân hàng có tỷ lệ room được điều chỉnh cao nhất với 4%, mức cao nhất trong 15 ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng vừa qua.
Việc điều chỉnh room tín dụng được căn cứ trên kết quả xếp hạng mới nhất theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trong năm 2022, diễn biến thị trường và định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu STB của Sacombank chốt phiên ngày 7/10 đứng ở mức 16.750 đồng/cổ phiếu, giảm so với tháng trước trong xu hướng đi xuống chung của thị trường cổ phiếu.

-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng -
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Sacombank tri ân khách hàng mừng sinh nhật lần thứ 32 -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm? -
Lãi suất cho vay tiêu dùng: Cần có quy định mức trần -
Tín dụng đến 22/11 mới tăng 8,21%, riêng Hà Nội tăng 13,8% -
Chính thức phân bổ thêm room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số