-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
HĐQT Sacombank sẽ tái xác nhận về mặt chủ trương bán 15% cổ phần của ngân hàng cho cổ đông nước ngoài. |
Đại diện Sacombank cho biết, tại đại hội đồng cổ đông năm nay (dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/4/2013), HĐQT Sacombank sẽ tái xác nhận về mặt chủ trương bán 15% cổ phần của ngân hàng cho cổ đông nước ngoài.
Trên thực tế, chủ trương này đã được thông qua tại đại hội đồng cổ đông năm ngoái (tổ chức ngày 26/5/2012), song Sacombank chưa thực hiện được.
Thực ra, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không phải là mới với Sacombank. Trước đây, khi dưới thời Chủ tịch Đặng Văn Thành, Sacombank đã bán 103 triệu cổ phần (bằng 9,6% vốn điều lệ) cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng ANZ (Australia).
Tuy nhiên, vào đầu năm 2012, ANZ đã lại bán toàn bộ số cổ phần này cho Eximbank.
Ngoài ANZ, trước đó, Quỹ Đầu tư DragonCapital cũng thoái phần toàn bộ vốn đầu tư vào Sacombank (tương đương hơn 7% cổ phần của Sacombank do Quỹ này sở hữu). Vì vậy, sau khi Sacombank được chuyển giao lại cho chủ nhân mới, “room” dành cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nguyên vẹn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Phạm Hữu Phú cho biết, Sacombank đã lên kế hoạch tìm kiếm đối tác nước ngoài thích hợp để bán 15% cổ phần. Được biết, Sacombank hiện có trong tay danh sách 7 nhà đầu tư tiềm năng, trong đó một nhà đầu tư Nhật Bản được coi là ứng cử viên “nặng ký”ù nhất. Tuy nhiên, đến nay, Sacombank vẫn chưa chốt được vấn đề trên.
Ngoài Sacombank, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cũng có dự định tương tự. Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, hiện có một số định chế tài chính nước ngoài và cổ đông chiến lược trong nước bày tỏ ý định muốn đầu tư để sở hữu tỷ lệ cổ phần được pháp luật Việt Nam cho phép tối đa là 20%.
Tuy nhiên, theo ông Bình, do thị trường diễn biến không thuận lợi, giá cổ phiếu ngân hàng giảm, nên trong bối cảnh này, việc bán cổ phần chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Vì vậy, trước mắt, DongA Bank chưa quyết định bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài. Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng của DongA Bank đã bị hoãn.
Dự kiến, tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 27/4 tới, HĐQT DongA Bank cũng sẽ trình cổ đông xem xét về chủ trương bán cổ phần cho cổ đông ngoại.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 10.583 tỷ đồng lên 13.583 tỷ đồng. Phần vốn này được chào bán cho cổ đông cá nhân nước ngoài. Kể từ ngày 27/2/2013, cơ cấu cổ đông của SCB có thêm thành phần là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài. Vấn đề này sẽ được SCB trình cổ đông thông qua tại đại hội đồng cổ đông vào ngày 26/4 tới.
Không chỉ các ngân hàng lớn, mà cả nhiều ngân hàng nhỏ cũng không dễ tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Do đó, để tăng thêm vốn lúc này, ngân hàng cần thu hút nhà đầu tư ngoại.
Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank) diễn ra ngày 29/3 vừa qua, một cổ đông của NamA Bank đã mạnh dạn kiến nghị HĐQT nên gọi thêm vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài để hoàn thành kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 3.700 tỷ đồng, hoặc lên 4.000 tỷ đồng. HĐQT NamA Bank khẳng định sẽ cân nhắc kỹ kiến nghị này.
So với các ngân hàng trên, dường như Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank) gặp may hơn, khi đã “kết hôn” với cổ đông nước ngoài.
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank), ông Tay Han Chong cho rằng, MeKong Bank tự tin là ngân hàng có thế mạnh về nguồn lực tài chính và thanh khoản tốt do có cổ đông chiến lược nước ngoài là FFH (công ty có 100% vốn của Temasek Holdings Pte. Ltd – một tập đoàn tài chính của Singapore) sở hữu 20% cổ phần. FFH là một công ty có nhiều kinh nghiệm về quản lý ngân hàng tại các thị trường, như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc.
Hơn nữa, tại MeKong Bank, FFH không chỉ đóng vai trò tư vấn, mà còn trực tiếp làm việc với đội ngũ nhân viên, nhằm chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Chiến lược phát triển của MeKong Bank là tiếp tục tập trung vào các mảng bán lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời khai thác thế mạnh trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp và nông thôn.
Thùy Vinh
-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu